Điều trị và chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật và phụ thuộc ở người cao tuổi trên toàn thế giới. Bệnh này cũng gây ra rất nhiều phiền toái cho bản thân và gia đình người bệnh. Vì vậy việc điều trị chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Hãy đọc bài viết dưới đây của Thầy Thuốc Việt Nam để hiểu rõ hơn nhé!

1. Sa sút trí tuệ nguy hiểm như thế nào?

Sa sút trí tuệ ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống người bệnh

Tình trạng sa sút trí tuệ làm ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não bộ, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành vi, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, các hoạt động hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh,… người mắc sa sút trí tuệ phải phụ thuộc nhiều vào người thân trong gia đình hoặc người trực tiếp chăm sóc. Ngoài ra, sa sút trí tuệ cũng ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của người bệnh.

2. Các biện pháp điều trị sa sút trí tuệ

2.1. Dùng thuốc gì để điều trị sa sút trí tuệ?

Dùng thuốc gì điều trị sa sút trí tuệ?

– Thuốc ức chế acetylcholinesterase

Những loại thuốc điều trị sa sút trí tuệ này ngăn chặn một loại enzyme phá vỡ một chất gọi là acetylcholine trong não, giúp các tế bào thần kinh giao tiếp với nhau.

Donepezil, rivastigmine và galantamine được sử dụng để điều trị sa sút trí tuệ, các triệu chứng của bệnh Alzheimer từ nhẹ đến trung bình. Donepezil cũng được sử dụng để điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn nặng.

Có rất ít sự khác biệt về hiệu quả của các loại thuốc này. Tuy nhiên, rivastigmine có thể được ưu tiên hơn nếu triệu chứng chính là ảo giác.

Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn và chán ăn. Những triệu chứng này thường thuyên giảm sau 2 tuần dùng thuốc.

 – Memantine

Thuốc điều trị sa sút trí tuệ này này được dùng cho những người mắc bệnh Alzheimer mức độ trung bình hoặc nặng, chứng mất trí nhớ thể Lewy và những người mắc bệnh Alzheimer kết hợp với chứng mất trí nhớ mạch máu.

Memantine thích hợp cho những người không thể dùng hoặc không thể dung nạp các chất ức chế acetylcholinesterase. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn tác động của một lượng hóa chất quá mức trong não gọi là glutamate. Các tác dụng phụ bao gồm đau đầu, chóng mặt và táo bón, những tác dụng phụ này thường chỉ là tạm thời và sẽ nhanh chóng biến mất.

Các loại thuốc khác: tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các triệu chứng hoặc tình trạng khác, chẳng hạn như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, ảo giác, hội chứng parkinson hoặc động kinh.

2.2. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc

Ngoài việc sử dụng thuốc để điều trị sa sút trí tuệ, một số triệu chứng mất trí nhớ và các vấn đề về hành vi có thể được điều trị ban đầu bằng cách sử dụng các phương pháp không dùng thuốc, chẳng hạn như:

– Liệu pháp hồi tưởng:

Liệu pháp hồi tưởng được sử dụng để điều trị sa sút trí tuệ, bao gồm những việc như nói chuyện với người thân của bệnh nhân về quê hương, thời đi học, cuộc sống công việc hoặc sở thích yêu thích của họ. Nó có thể được thực hiện trực tiếp hoặc theo nhóm. Người hướng dẫn phiên họp có thể sử dụng âm nhạc từ quá khứ của người thân của bệnh nhân hoặc những thứ như ảnh hoặc đồ vật quý giá để trợ giúp. Ngoài ra người bệnh có thể tham gia vào hoạt động nhóm và các bài tập được thiết kế để cải thiện ký ức, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng ngôn ngữ.

Liệu pháp hồi tưởng là một biện pháp điều trị sa sút trí tuệ 

– Phục hồi nhận thức

Kỹ thuật điều trị sa sút trí tuệ này liên quan đến việc làm việc với một chuyên gia được đào tạo, chẳng hạn như chuyên gia trị liệu nghề nghiệp, và người thân hoặc bạn bè để đạt được mục tiêu cá nhân, chẳng hạn như học cách sử dụng điện thoại di động hoặc các công việc hàng ngày khác. Phục hồi chức năng nhận thức hoạt động bằng cách khiến người bệnh sử dụng những phần não đang hoạt động để giúp đỡ những phần không hoạt động. 

– Thay đổi môi trường: Giảm sự lộn xộn và tiếng ồn có thể giúp người mắc chứng mất trí tập trung và hoạt động dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, cần cất giấu những đồ vật có thể đe dọa đến sự an toàn, chẳng hạn như dao,… 

Đơn giản hóa công việc hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ

– Đơn giản hóa các công việc: Chia công việc thành các bước dễ dàng hơn và tập trung vào thành công chứ không phải thất bại. Cấu trúc và thói quen cũng giúp giảm sự nhầm lẫn ở những người mắc chứng mất trí nhớ.

3. Cách chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

3.1. Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn sớm

Bên cạnh điều trị thì việc chăm sóc bệnh nhân sa sút trị tuệ cũng đóng một vai trò rất quan trọng giúp người bệnh cải thiện được triệu chứng và an toàn hơn trong cuộc sống. 

Người thân cần thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với người bệnh

Với bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn sớm, người thân trong gia đình cần phải: 

+ Tiếp xúc gần gũi, trò chuyện nhiều hơn để được người bệnh tin tưởng. 

+ Nên nhường nhịn, tránh đôi co qua lại hay cãi vã với người bệnh về một vấn đề, ý kiến bất đồng nào đó.

+ Giúp người bệnh cất giữ những giấy tờ quan trọng, tránh việc người bệnh quên mất nơi cất chúng;

+ Bài trí đồ đạc trong nhà ở những vị trí mà người bệnh dễ thấy, dễ lấy và phòng tránh việc nhà tắm, nhà vệ sinh trơn trượt gây nguy hiểm cho người bệnh.

+ Nhắc nhở người bệnh uống thuốc điều trị sa sút trí tuệ theo đơn của bác sĩ, tạo thói quen uống thuốc đúng liều, đúng giờ.

3.2. Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn giữa

Người nhà chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn giữa cần phải:

+ Theo dõi sát người bệnh thường xuyên, nhắc nhở gợi nhớ những việc họ cần làm để tránh bị quên;

+ Trò chuyện thường xuyên, gợi nhớ cho người bệnh những chuyện vui, những kỷ niệm trong quá khứ.

+ Viết ra giấy những công việc, những chú ý, hay cách sử dụng một thiết bị nào đó rồi dán vào thiết bị đó, treo các vật dụng thường dùng như chìa khóa treo ở những nơi dễ lấy.

+ Hỗ trợ, giúp đỡ và khuyến khích người bệnh cùng làm những công việc hàng ngày như nấu ăn, giặt giũ, thay quần áo, tắm rửa;

+ Viết tên các loại chai dung dịch như dầu gội, sữa tắm ra vỏ bằng chữ to dễ đọc.

Đảm bảo cho người bệnh uống thuốc đúng giờ

+ Điều đặc biệt quan trọng, người thân cần quản lý thuốc điều trị sa sút trí tuệ cho người bệnh, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng và đảm bảo thuốc vào dạ dày.

3.3. Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ giai đoạn muộn

Với việc chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng, người thân cần phải:

+ Giám sát, để mắt đến người bệnh liên tục trong 24/24h và cần có sự chăm sóc chuyên nghiệp từ nhân viên y tế.

+ Các vật dụng trong môi trường sống của người bệnh cần tuyệt đối đơn giản, an toàn và không có nhiều đồ đạc.

+ Không được để người bệnh một mình hay ở môi trường lạ mà không có người chăm sóc.

Thường xuyên có người bên cạnh chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ

+ Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ chu đáo, cho người bệnh ăn, uống thuốc, đi vệ sinh, vệ sinh cá nhân đúng giờ.

+ Bên cạnh đó, nên ghi địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người thân trong gia đình và cài vào áo của người bệnh, tránh việc người bệnh đi lạc.

BS Lê Thị Hạnh

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận