Chứng rối loạn nhận thức ở trẻ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Điều trị

Chứng rối loạn nhận thức ở trẻ em là những rối loạn liên quan đến các khả năng nhận thức như: đọc, viết và/hoặc toán, tổ chức, lập kế hoạch thời gian, lý luận trừu tượng, trí nhớ dài hạn hoặc ngắn hạn và sự chú ý. Điều quan trọng là phải nhận ra rằng rối loạn nhận thức có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân ngoài việc học tập và có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với gia đình, bạn bè và tại nơi làm việc. Vậy nên trẻ cần nhận được sự giúp đỡ để phát triển toàn diện nhất có thế.

1. Rối loạn nhận thức ở trẻ là gì?

Rối loạn nhận thức ở trẻ là gì?

Để hiểu rối loạn nhận thức là gì, việc đầu tiên chúng ta phải hiểu nhận thức là gì? Nhận thức bao gồm các khả năng sau:

  • Ghi nhớ thông tin.
  • Hiểu: hiểu những gì đã được truyền đạt.
  • Ứng dụng: sử dụng các khái niệm chung để giải quyết vấn đề hay cư xử, hành động.
  • Phân tích: chia nhỏ thông tin thành các phần để xem mối quan hệ giữa các khía cạnh.
  • Tổng hợp: tổng hợp tất cả thông tin mà cơ thể nhận được thành các quyết định, cư xử của bản thân.
  • Đánh giá: quyết định phương pháp nào nên được sử dụng để giải quyết vấn đề.

Khi một đứa trẻ có rối loạn những kỹ năng hoặc khả năng của trẻ đối với các hoạt động nêu trên kém hơn so với sự phát triển bình thường mà lẽ ra trẻ cần có, trẻ được xem xét là bị rối loạn nhận thức.

Xem thêm: Tổng quan về chứng rối loạn nhận thức

2. Phân loại rối loạn nhận thức ở trẻ

Có nhiều cách phân loại rối loạn nhận thức bao gồm: phân loại theo nguyên nhân và theo triệu chứng.

2.1. Phân loại theo nguyên nhân:

  • Bẩm sinh: do rối loạn di truyền hoặc các nguyên nhân xảy ra khi trẻ ở trong bụng mẹ hoặc trong quá trình chuyển dạ.
  • Mắc phải: do các vấn đề trong chăm sóc, tổn thương não, môi trường giáo dục.

2.2. Theo vấn đề mà trẻ gặp phải:

Chứng khó học toán: Các cá nhân với loại khuyết tật học tập này thể hiện kỹ năng tính toán kém và khó hiểu các con số và sự kiện toán học

Chứng khó học toán

Chứng khó đọc: Ảnh hưởng đến khả năng đọc và các kỹ năng xử lý ngôn ngữ liên quan. Chứng khó đọc được đặc trưng bởi sự thiếu hụt trong việc nhận dạng từ chính xác và trôi chảy. Những người mắc chứng khó đọc phải vật lộn với việc nhận dạng từ, giải mã và đánh vần.  Đọc hiểu đôi khi bị suy giảm do kỹ năng đọc từ rất kém.

Chứng khó viết/rối loạn viết chữ:  ảnh hưởng đến khả năng viết tay và kỹ năng vận động tinh của một người., bao gồm suy giảm khả năng viết chữ cái dễ đọc và tự động và thường là viết số, những thứ sau này có thể gây trở ngại cho việc họa toán.

Khuyết tật học tập phi ngôn ngữ: Gặp khó khăn trong việc diễn giải các tín hiệu phi ngôn ngữ như nét mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể và có thể phối hợp kém. Nghiên cứu chỉ ra rằng khuyết tật học tập phi ngôn ngữ có liên quan đến sự suy giảm trong ba lĩnh vực rộng lớn, bao gồm kỹ năng vận động, trí nhớ tổ chức không gian thị giác và khả năng xã hội.

Rối loạn ngôn ngữ nói/viết và thiếu hụt khả năng đọc hiểu cụ thể: Ảnh hưởng đến sự hiểu biết của một cá nhân về những gì họ đọc hoặc nói. Những người mắc chứng rối loạn ngôn ngữ nói/viết và thiếu khả năng đọc hiểu cụ thể thường gặp khó khăn trong việc hiểu và/hoặc diễn đạt ngôn ngữ ở cả dạng nói và viết.

Rối loạn ngôn ngữ

Tăng động giảm chú ý: Một chứng rối loạn nhận thức bao gồm khó tập trung và chú ý, kiểm soát hành vi và hiếu động thái quá,ảnh hưởng đến sự tập trung, chú ý và hành vi và có thể khiến việc học trở nên khó khăn

Rối loạn vận động: Các vấn đề về chuyển động và phối hợp, ngôn ngữ và lời nói. Một chứng rối loạn có đặc điểm là khó kiểm soát cơ bắp, gây ra các vấn đề về cử động và phối hợp, ngôn ngữ và lời nói, đồng thời có thể ảnh hưởng đến việc học.

Chức năng điều hành: Sự kém hiệu quả trong các hệ thống quản lý nhận thức của não ảnh hưởng đến nhiều quá trình tâm thần kinh như lập kế hoạch, tổ chức, lập chiến lược, chú ý và ghi nhớ chi tiết cũng như quản lý thời gian và không gian.

Xem thêm: [Xem ngay] – Cách điều trị rối loạn nhận thức thần kinh

3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị rối loạn nhận thức

Các rối loạn nhận thức do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm:

Bẩm sinh: Bà mẹ khi mang thai bị mất cân bằng nội tiết hoặc sử dụng một số loại thuốc chất kích thích, mẹ mắc bệnh hoặc sử dụng một số loại thuốc ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi trong thời kỳ mang thai, dẫn đến rối loạn sự phát triển hệ thần kinh của trẻ.

Rối loạn nhận thức do bẩm sinh

Các biến chứng khi sinh (chuyển dạ kéo dài, đẻ quá nhanh), vác vấn đề sơ sinh (ví dụ đẻ non, cân nặng thấp khi sinh, vàng da nặng, ngạt chu sinh, thai già tháng, suy hô hấp)

Thiếu dinh dưỡng: trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển dẫn đến kém phát triển hệ thần kinh.

Môi trường và giáo dục: Trẻ thiếu sự tương tác với môi trường với cha mẹ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng rối loạn nhận thức: như không ai chia sẻ với trẻ, gia đình bạo lực hoặc trẻ bị bạo lực, trẻ nghiện các thiết bị điện tử như tivi hay điện thoại.

Các nguyên nhân phổ biến khác của rối loạn nhận thức ở trẻ là lạm dụng chất kích thích như các dạng ma túy, bóng cười…và chấn thương sọ não. Khi một vùng não quy định chức năng nhận thức bị tổn thương do các nguyên nhân trên có thể dẫn đến rối loạn chức năng nhận thức thực sự.

Một số bệnh: trầm cảm, rối loạn tâm thần, đái tháo đường.

Trầm cảm

4. Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn nhận thức ở trẻ

  • Khó chú ý, ngay cả trong thời gian ngắn. Không có khả năng ngồi yên trong bất kỳ khoảng thời gian nào. Trẻ sẽ thường bỏ dở công việc của mình, lơ đễnh, không chú ý khiến cho năng lực học tập bị tụt giảm đáng kể.
  • Mất nhiều thời gian để hoàn thành nhiệm vụ, chẳng hạn như bài tập về nhà hoặc bài kiểm tra viết.
  • Trí nhớ kém khi nhớ lại các sự kiện đã học hoặc hướng dẫn bằng văn bản gồm nhiều bước.

Trí nhớ kém trong học tập

  • Kỹ năng nghe kém và khó ghi nhớ các hướng dẫn bằng miệng.
  • Khó khăn trong việc đọc, đánh vần, từ vựng và hiểu.
  • Vụng về: Các hành động, cử chỉ không dứt khoát, có phần vụng về.
  • Các vấn đề với các khái niệm trừu tượng trong toán học, gặp khó khăn trong việc tuân theo các quy ước xã hội (ví dụ: thay phiên nhau, đứng quá gần người nghe, không hiểu những câu chuyện cười);
  • Trẻ mất cân bằng cảm xúc và các hành vi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất. trẻ lo âu, hưng phấn, hoặc cả hai, hành vi hung hăng, bạo lực, những cảm bộc phát đột ngột. Những trẻ này có thể đẩy mọi người ra xa trong nỗ lực tự cô lập mình.

Xem thêm: So sánh rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ

5. Cách điều trị chứng rối loạn nhận thức ở trẻ

Mặc dù hầu hết các rối loạn nhận thức không thể chữa khỏi vĩnh viễn, nhưng việc điều trị bằng cách kết hợp nhiều phương pháp có thể giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

5.1.Phương pháp dùng thuốc:

Từ các chất bổ sung và thuốc được thiết kế để giảm mất trí nhớ và cải thiện chức năng nhận thức cho đến những loại thuốc giúp điều trị chứng trầm cảm và lo âu đều có thể được sử dụng nhằm kiểm soát tạm thời xu hướng bạo lực, hung hăng, và bắt nạt người khác của trẻ, làm giảm kích động, ổn định cảm xúc.

5.2. Các phương pháp học tập và lối sống

Tuy nhiên, việc điều trị rối nhận thức ở trẻ nhỏ hạn chế phương pháp dùng thuốc bởi về lâu dài dễ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thay vào đó, nên ưu tiên điều trị tâm lý để cải thiện nhận thức của trẻ:

Từ gia đình: gia đình là môi trường đóng vai trò then chốt bởi chỉ có sự kiên trì và quyết tâm của gia đình mới giúp trẻ sớm đạt được hiệu quả chữa trị. Các thành viên cần:

Trẻ rối loạn nhận thức cần được giúp đỡ từ gia đình nhiều hơn

Dành thời gian yêu thương chăm sóc, chơi và chia sẻ với trẻ nhiều hơn, hướng trẻ đến những điều tích cực và hạnh phúc.

Tích cực cho trẻ tham gia các hoạt động giúp rèn luyện tính kiên nhẫn để trẻ có khả năng kiểm soát tốt hơn hành động và cảm xúc của mình.

Xây dựng khả năng tự nhận thức, giúp trẻ tự tin hơn: giúp trẻ hiểu hơn về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Cách khắc phục và phát huy. Khuyến khích trẻ tự tin, giúp trẻ tìm ra phương pháp học tập phù hợp nhất.

Hình thành lối sống lành mạnh: Thể thao không chỉ giúp tăng cường sức khỏe mà còn tăng cường khả năng vận động, sức bền, các chất dẫn truyền thần kinh tích cực, cải thiện hoạt động của vỏ não, cải thiện sự tập trung. Ngủ sớm, ăn uống lành mạnh và hạn chế tivi hay điện thoại.

BS Trần Tuấn Anh

Xem thêm các thông tin khác trên trang thaythuocvietnam.vn

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận