Dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi không nên bỏ qua
Tuổi dậy thì là quãng thời gian có nhiều thay đổi lớn về mặt tâm sinh lý ở trẻ em. Đây cũng là giai đoạn có nhiều thay đổi về thể chất và có những ảnh hưởng khác nhau ở mỗi giới. Những biến đổi tâm sinh lý trong thời kỳ nhạy cảm có thể làm chúng ta bỏ sót những dấu hiệu bất thường của trẻ.
Đau thắt ngực không rõ nguyên nhân, đau vai gáy, đau lan đến cánh tay, choáng váng, nhanh kiệt sức, đổ mồ hôi, ho kéo dài, rối loạn nhịp tim,sưng phù ở chân là những dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi hay dấu hiệu bệnh tim ở tuổi dậy thì mà chúng ta không thể bỏ qua
Nội dung bài viêt
1. Bệnh tim tuổi dậy thì là gì?
Bệnh tim ở tuổi dậy thì
Bệnh tim ở tuổi dậy thì là các bất thường về cấu trúc và hoạt động của tim xảy ra trong thời kỳ dậy thì của trẻ. Thông thường chúng ta thường thấy bệnh tim ở người lớn tuổi, tuy nhiên bệnh tim có thể xảy đến bất cứ lúc này, ngay khi chúng ta còn trẻ hay đang trong giai đoạn dậy thì. Các bênh lý tim mạch tuổi dậy thì đa số là bẩm sinh, nó tồn tại âm thầm trong cơ thể trẻ và chỉ được phát hiện khi các triệu chứng trở nên rõ ràng và nặng nề. Việc phát hiện chậm bệnh lý tim là một mối nguy cơ tiềm tàng, nó có thể khiến cho tình trạng bệnh dần nặng hơn và không được chữa trị kịp thời, ảnh hướng trực tiếp đến sức khỏe cũng như tính mạng của trẻ.
2. Nguyên nhân bệnh tim ở tuổi dậy thì
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng bệnh lý tim tuổi dậy thì là di truyền. Nếu như trong gia đình có tiền sử bệnh tim mạch, ví dụ cha mẹ hoặc anh chị em gặp phải các vấn đề về tim mạch trước tuổi 55, trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn bình thường. Ngoài ra những yếu tố rủi ro dẫn đến nguy cơ tim mạch như cao huyết áp, tiểu đường và béo phì cũng có thể mang tính chất di truyền.
Tuy nhiên nguyên nhân từ môi trường, lối sống cũng góp một phần không nhỏ vào việc hình thành và làm nặng thêm bệnh lý tim ở người trẻ tuổi. Những yếu tố nguy cơ mà chúng ta cần biết và phòng ngừa bệnh tim ở tuổi dậy thì như sau:
Cholesterol trong máu cao
Cholesterol là chất tương tự chất béo có sẵn trong máu. Các chất béo bão hòa xấu có trong thực phẩm làm tăng lượng cholesterol LDL (cholesterol xấu làm gia tăng xơ vữa động mạch), tạo ra những mảng bám trên thành động mạch. Khi các mảng bám tích tụ trong các động mạch vành cung cấp máu cho tim, dẫn đến tăng nguy cơ đau tim.
Đái tháo đường
Người mắc bệnh đái tháo đường được coi là có khả năng xuất hiện các biến cố tim mạch tương đương người đã mắc bệnh mạch vành. Mặc dù đái tháo đường hiếm gặp ở trẻ, tuy nhiên cũng không thể bỏ qua nguy cơ này.
Hút thuốc, lạm dụng chất kích thích
Trẻ ở tuổi dậy thì hút thuốc lá
Ở tuổi dậy thì, trẻ có thể sẽ tò mò với những thứ mới lạ xung quang và muốn được trải nghiệm. Thuốc là và chất kích thích là những trải nghiệm có hại cho sự phát triển của trẻ, nguy cơ tiềm tàng gây nên nhiều bệnh tim mạch ở người trẻ.
Hút thuốc lá làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch lớn khiến nhịp tim bất thường, có thể dẫn đến loạn nhịp tim…dẫn đến hoạt động của tim kém hiệu quả và trở nên khó khăn hơn.
Uống nhiều rượu lại làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố tim mạch do làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương gan, biến chứng não (nhất là xuất huyết não) và một số bệnh lý tim mạch khác.
Béo phì và thừa cân
Việc thừa cân sẽ làm gia tăng tổng mức cholesterol trong máu. Béo phì ở các mức độ khác nhau đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Thiếu vận động thể chất
Những người lười vận động hoặc ít có cơ hội vận động thể chất sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường xuyên tập thể dục. Việc hoạt động và tập luyện sẽ đốt cháy calo, giúp kiểm soát mức cholesterol và bệnh tiểu đường đồng thời giúp huyết áp ổn định. Tập thể dục cũng tăng cường sự dẻo dai cho cơ tim và làm các động mạch linh hoạt hơn.
Stress
Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những người gặp căng thẳng, lo âu sẽ gây tăng nguy cơ rối loạn mỡ trong máu, một bệnh gây rối loạn các chất mỡ trong máu làm tăng hàm lượng cholesterol xấu LDL làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.
Tăng huyết áp
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch được chú ý nhiều nhất. Tăng huyết áp sẽ dẫn đến nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu kết hợp thêm cả yếu tố béo phì, nghiện thuốc lá và cholesterol cao thì nguy cơ bệnh tim hay đột quỵ sẽ tăng lên đáng kể.
Huyết áp có thể thay đổi tùy vào điều kiện vận động và tuổi tác, nhưng về cơ bản, chỉ số huyết áp ở người lớn khi đang nghỉ ngơi nên ở mức 120/80 mmHg.
Chế độ ăn không lành mạnh
Chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, thói quen sử dụng các loại thức ăn nhanh
Chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, thói quen sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh có thể gây nên bệnh tim cho người trẻ.
Việc ăn uống không lành mạnh sẽ tăng nguy cơ tích lũy những chất gây hại cho cơ thể. Trên nền tảng cơ thể đang phát triển, những chất xấu tồn đọng này lại càng ảnh hưởng nghiêm trọng đến trẻ.
3. Dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi
Nhiều triệu chứng sẽ xảy đến khi bản thân có bệnh lý về tim, đặc biệt trong thời kỳ dậy thì. Việc phát hiện sớm sẽ giúp điều trị bệnh kịp thời và hiệu quả hơn
Đau thắt ngực không rõ nguyên nhân
Đây là dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi phổ biến nhất. Trẻ có thể cảm thấy đau, tức ngực hay cảm thấy tăng áp lực trong lồng ngực. Cơn đau kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn, tầm 1-2 phút, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi trẻ hoạt động hay đang nghỉ ngơi.
Đau vai gáy, đau lan đến cánh tay
Cơn đau cũng thường xuyên xuất hiện ở bệnh tim ở tuổi dậy thì là cơn đau vai gáy. Cơn đau xuất phát từ vùng vai gáy, sau đó lan đến cánh tay và vùng bên trái cơ thể
Hay bị choáng váng
Trẻ có thể cảm thấy không vững và tức ngực hoặc khó thở khi mắc bệnh tim tuổi dậy thì. Những triệu chứng này có thể nhầm lẫn với tình trạng trẻ không ăn uống đầy đủ hoặc có các vấn đề về dinh dưỡng và thể chất. Hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sỹ để được kiểm tra kịp thời
Nhanh kiệt sức
Nếu trẻ cảm thấy mệt mỏi sau khi làm hoạt động thông thường hay đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, đó có thể là dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi cần chú ý
Đổ mồ hôi
Một cơn đau tim có thể xảy đến khi trẻ bị đổ mồ hôi lạnh không rõ nguyên nhân.
Ho kéo dài
Thông thường ho kéo dài không phải là dấu hiệu hướng đến các bệnh lý về tim
Tuy nhiên, ở những trẻ mắc tim bẩm sinh hay có yếu tố nguy cơ thì đây là một dấu hiệu cần lưu tâm.
Việc trẻ ho kéo dài kèm theo tiết dịch nhầy có thể là dấu hiệu của tình trạng suy tim. Khi tim hoạt động kém, có thể máu sẽ rò rỉ trở lại phổi gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ
Rối loạn nhịp tim
Khi bé vui chơi hay hoạt động thể chất, nhịp phim của trẻ có thể bị có thể tăng lên. Tuy nhiên nếu bé nghỉ ngơi vẫn có rối loạn nhịp tim chứng tỏ bé có các vấn đề về tim.Đây cũng là 1 dấu hiệu bệnh tim ở người trẻ tuổi đáng lưu tâm
Sưng phù ở chân
Khi có các bất thường về tim, tim có thể bơm không đủ nhanh, máu sẽ trào ngược trong các tĩnh mạch và gây sưng, phù.
Bệnh suy tim cũng có thể khiến thận hoạt động kém, dẫn đến phù chân hoặc phù ở các bộ phận khác trên cơ thể.
4. Phòng ngừa bệnh tim ở tuổi dậy thì
Khuyến khích trẻ vận động thể chất hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày
Đa số bệnh tim tuổi dậy thì đều do các bệnh lí tim bẩm sinh, tuy nhiên cũng có 1 phần không nhỏ do lối sống, chế độ ăn của trẻ.
Một số phương án có thể thay đổi các yếu tố nguy cơ nhằm giúp phụ huynh phần nào ngăn ngừa bệnh tim tuổi dậy thì cho trẻ như sau:
- Đi khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá mức độ nguy cơ của trẻ.
- Khuyến khích trẻ vận động thể chất hoặc tập thể dục đều đặn mỗi ngày
- Kiểm soát cân nặng của trẻ, tránh thừa cân, béo phì. Giữ cân nặng và hạn chế lượng muối tiêu thụ sẽ giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý có lợi cho tim mạch: ăn nhiều rau xanh, quả, cá.. ăn ít mỡ bão hòa và cholesterol. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh
- Học cách giảm căng thẳng, lo âu, nghỉ ngơi hợp lý.
- Ngừng hút thuốc và lạm dụng chất kích thích
BS Phạm Thị Hoa