Đi ngoài phân có váng mỡ: Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả
Phân là phần còn lại của thức ăn mà cơ thể không thể hấp thu hay tiêu hóa ở ruột non và bị phân hủy ở ruột già. Thành phần chủ yếu trong phân bao gồm chất xơ, vi khuẩn, các tế bào chết… Nếu đi ngoài mà phân có hiện tượng váng mỡ thì đây là tiếng chuông cảnh báo bạn đang mắc phải một số vấn đề về sức khỏe. Vậy phân có váng mỡ là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa như thế nào?
Nội dung bài viêt
1. Đi ngoài phân có váng mỡ là gì?
Đi ngoài phân váng mỡ là tình trạng khi đi ngoài trong phân sẽ có váng dầu mỡ. Hiện tượng này là do phản ứng miễn dịch quá mức với gluten trong thức ăn nên còn được gọi là bệnh ruột nhạy cảm gluten.
Ở người bình thường, lượng mỡ trong phân khi thải ra ngoài ít hơn 7g/ngày, nếu lượng mỡ thải ra nhiều hơn 7g/ngày, vượt quá mức bình thường thì được chẩn đoán là phân mỡ. Hình dạng phân mỡ thường nhiều và nhớt hơn, khi dội bồn cầu sẽ khó trôi hơn. Nếu chủ quan, không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết đi ngoài phân mỡ như:
- Phân có kích thước lớn, màu sắc nhợt nhạt, mùi hôi rất khó chịu.
- Xuất hiện lớp váng mỡ nổi trên mặt nước trong bồn cầu.
- Người bệnh đau quặn bụng.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên có cảm giác bị đầy hơi, khó tiêu.
Đầy hơi, khó tiêu là một trong những dấu hiệu nhận biết đi ngoài phân mỡ
2. Nguyên nhân khiến phân có váng mỡ?
Nguyên nhân chủ yếu gây phân mỡ là do cơ thể miễn dịch quá mức với gluten – một loại protein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch… Chức năng chính của chúng là tạo tính đàn hồi đặc trưng của bột, khiến bột trở nên dẻo và sánh hơn.
Khi ăn thực phẩm chứa gluten, các protein này sẽ gây phản ứng viêm tại ruột và gây teo nhung mao, từ đó làm giảm bề mặt hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn, dẫn đến sự xuất hiện quá nhiều chất béo trong phân.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến cơ thể kém hấp thu dưỡng chất, bao gồm cả chất béo là u xơ nang – một bệnh lý di truyền gây ra.
Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý sau đây:
- Không dung nạp glucose: Do cơ thể thiếu enzyme lactase nên không thể phân hủy lactose có trong thực phẩm phẩm từ sữa động vật, dẫn tới các triệu chứng như đầy bụng, khó chịu.
- Viêm tụy mạn tính: Chức năng tụy suy giảm làm khả năng tiết men tiêu hóa chất béo, protein và carbohydrate trong ruột non bị ảnh hưởng. Khi đó lượng chất béo không được phân hủy hết sẽ bị đào thải ra ngoài.
- Bệnh lý đường mật: Tắc nghẽn đường mật, viêm gan hay xơ gan đều có thể dẫn đến sự xuất hiện mỡ trong phân. Lý do là vì sự hấp thu chất béo phụ thuộc vào mật (sản xuất ở gan và được lưu trữ trong túi mật), lipase tụy (enzyme phân hủy chất béo) và chức năng hấp thu của ruột.
Một số nguyên nhân khác gây phân có váng mỡ như: Đái tháo đường type 1, giảm chức năng tuyến giáp hay bệnh viêm da dạng herpes.
3. Đi ngoài phân có váng mỡ có nguy hiểm không?
Bệnh tiêu chảy phân mỡ nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, giai đoạn muộn có thể gây ung thư ruột non và biểu mô thực quản.
Ung thư ruột non có thể xảy ra nếu không điều trị sớm
Bên cạnh đó, các trường hợp chẩn đoán muộn có thể dẫn đến bệnh loãng xương do giảm hấp thu lượng canxi. Ở trẻ em, bệnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và tăng trưởng của trẻ. Ngoài ra, bệnh nhân rất dễ tăng nguy cơ mắc các bệnh ác tính, đặc biệt là u lympho hay các biến chứng viêm lan tỏa tá tràng – hồi tràng.
Đối với phụ nữ, đi ngoài phân váng mỡ có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh hoặc xuất hiện các biến chứng thai nghén. Tuy nhiên, nếu loại bỏ gluten ra khỏi khẩu phần ăn thì những biến chứng sẽ giảm đi và biến mất.
4. Cách điều trị phân có váng mỡ
Đi ngoài phân mỡ là bệnh lý có thể điều trị dứt điểm và không gây nguy hiểm cho người bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi có những dấu hiệu như đi ngoài phân mỡ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm máu, phân và các sinh thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp.
Để điều trị tình trạng này, các nguyên nhân cơ bản hay bệnh lý gây ra triệu chứng phải được giải quyết. Vì vậy, việc tìm đúng nguyên nhân gây bệnh là nút thắt then chốt trong điều trị hiện tượng phân váng mỡ.
Đối với nguyên nhân do miễn dịch quá mức với gluten, kém hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết, người bệnh chỉ cần loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống. Tránh tiêu thụ các sản phẩm từ lúa mì, hạn chế ăn hay uống sữa, các chế phẩm làm từ sữa. Khi đó, người bệnh sẽ thấy triệu chứng biến mất dần. Tuy nhiên, phải mất từ 2 – 6 năm, ruột người bệnh mới hoàn toàn lành lại.
Hạn chế ăn các sản phẩm từ lúa mì, sữa để cải thiện tình trạng phân mỡ
Với nguyên nhân khác như u xơ nang hay bệnh lý đường mật, viêm tụy, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống.
5. Phòng ngừa tình trạng phân có váng mỡ như thế nào?
Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng phân có váng mỡ mà bạn nên biết:
- Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, uống 2 lít nước/ngày.
- Giảm tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo: dầu cá, dầu dừa, sản phẩm từ lúa mì, các loại hạt…
- Tránh những thực phẩm chứa nhiều chất xơ.
- Bổ sung các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K.
- Bỏ hoặc hạn chế rượu, bia, thuốc lá.
- Xây dựng một chế độ ăn giàu vitamin B12, axit folic, sắt, magie và canxi.
- Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy như loperamid…
- Sử dụng các thuốc kháng axit, trị đầy hơi, khó tiêu khi có triệu chứng.
Nguyễn Thùy Ngân