Những cách chữa táo bón hiệu quả ngay tức thì

Táo bón là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất dễ gặp với đặc trưng là đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần và khó khăn do khuôn phân to, khô và cứng. Dù bệnh không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng khá lớn đến sinh hoạt của người bệnh, hãy cùng Thầy thuốc Việt Nam tìm hiểu về bệnh táo bón cũng như các cách chữa táo bón hiệu quả với những thông tin dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân và triệu chứng bệnh táo bón

Bị táo bón nghĩa là nhu động ruột của bạn chuyển động khó khăn hoặc diễn ra ít thường xuyên hơn bình thường. Hầu như tất cả mọi người đều có thể trải qua táo bón. 

Một số nguyên nhân của táo bón bao gồm:

– Sự thay đổi nguồn thức ăn, ăn nhiều thức ăn cay nóng, ít chất xơ,..

– Uống không đủ nước

– Chế độ sinh hoạt lười vận động

– Thói quen nhịn đại tiện 

– Lạm dụng thuốc nhuận tràng

– Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc chống trầm cảm, thuốc sắt,..

– Rối loạn ăn uống

– Hội chứng ruột kích thích

– Thai kỳ

– Ung thư ruột kết

– Các tình trạng thần kinh như bệnh Parkinson

Xem thêm: Táo bón ở người cao tuổi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

2. Cách trị táo bón ngay tại nhà hiệu quả ngay lập tức

2.1. Dùng bột pha dung dịch uống Forlax

Thuốc Forlax là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón, được các khuyến cáo và tổ chức y khoa thế giới khuyên dùng. 

Hoạt chất chính có trong Forlax là Macrogol ( PEG 4000 ). PEG 4000 giúp cải thiện tần suất đi và giúp bệnh nhân táo bón dễ thải phân hơn và hạn chế việc sử dụng kết hợp thuốc nhuận tràng.

Đối tượng sử dụng: đa dạng, có thể dùng được cho người lớn và trẻ em trên 8 tuổi. 

Thuốc được dùng điều trị các chứng táo bón ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi

Gói bột pha thành dung dịch uống. Uống 1 đến 2 gói ( 10-20g ) mỗi ngày. Nên uống 1 lần vào buổi sáng. Liều hàng ngày nên được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng có thể từ 1 gói uống cách ngày (đặc biệt ở trẻ em) đến 2 gói một ngày.

FORLAX có hiệu quả trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi uống.

Ở trẻ em:  Không nên điều trị quá 3 tháng, vì thiếu dữ liệu lâm sàng cho việc sử dụng trên 3 tháng.

Điều trị táo bón cần phải điều trị theo phác đồ, điều trị dứt điểm để đạt kết quả tốt nhất. Việc tuân thủ điều trị đúng liều lượng, thời gian điều trị vô cùng quan trọng, tránh tình trạng tăng hoặc giảm liều thuốc để đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh, đảm bảo thuốc phát huy tối đa tác dụng và tránh những hệ quả do dùng sai cách gây ra.  Bên cạnh đó, kết hợp chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt thể dục thể thao để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Xem thêm: Forlax – Giải pháp chữa trị táo bón hiệu quả tại nhà

2.2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp chữa táo bón

Sử dụng xơ trong chữa táo bón là một phương pháp hiệu quả, dễ áp dụng. Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, tạo điều kiện cho vi khuẩn ở ruột già dễ lên men làm mềm phân, giúp phân dễ dàng được đào thải ra ngoài.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, trung bình mỗi người nên nạp ít nhất khoảng 20-25g chất xơ. Một số loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ cao có thể kể đến như yến mạch, các loại đậu, táo, khoai lang,…

Mặc dù chất xơ tốt cho tình trạng táo bón nhưng chúng ta không nên nạp đột ngột 1 lượng lớn chất xơ vào khẩu phần ăn mà nên chia nhỏ từ từ vào mỗi bữa ăn hàng ngày giúp cơ thể thích nghi dần.

2.3. Cách trị táo bón tại nhà: Ăn mận khô

Mận khô là một loại thực phẩm chứa 1 lượng lớn chất xơ, khoảng 40g là có thể cung cấp khoảng 3g chất xơ cho cơ thể.

Các chất xơ trong mận khô chủ yếu là chất xơ không hòa tan, có tác dụng làm tăng lượng nước trong phân, làm mềm phân, giúp phân dễ đào thải ra ngoài. Bên cạnh đó, mận khô có chứa nhiều sorbitol, có tác dụng nhuận tràng, làm tăng lượng nước ở ruột.

Xem thêm: Trẻ bị táo bón nên ăn gì?

2.4. Uống nhiều nước để trị táo bón

Nước giúp làm mềm phân và giúp chúng di chuyển qua đại tràng dễ dàng hơn. Một cốc nước ấm vào buổi sáng có thể giúp cho hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn.

Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần khoảng 2 lít nước, nên chia đều uống trong ngày để đảm bảo cho nhu cầu của cơ thể. 

3. Mẹo chữa táo bón tại nhà bằng thảo dược dân gian

3.1. Cách chữa táo bón cấp tốc bằng vừng đen

Theo y học cổ truyền, vừng đen có vị ngọt, tính bình, có công dụng nhuận tràng. Bên cạnh đó, trong vừng đen còn chứa nhiều dưỡng chất giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu,…

Vừng đen được sử dụng để chữa táo bón trong những trường hợp táo bón do chế độ ăn thiếu chất xơ. 

Có thể sử dụng vừng đen rang ăn hàng ngày, sắc nước uống sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón này.

Chữa táo bón bằng vừng đen đòi hỏi sự kiên trì, lâu dài, và chỉ phù hợp với những trường hợp táo bón nhẹ.

3.2. Dùng dầu ô liu và chanh tươi giúp trị táo bón tại nhà

Trong dầu oliu có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa là các chất béo không bão hòa, khi kết hợp với acid có trong chanh sẽ giúp ngăn ngừa đại tràng khỏi bị khô và giúp giảm bớt nhu động ruột. 

Lấy 1 thìa cafe nước cốt chanh trộn đều với 1 thìa cafe dầu oliu, dùng hỗn hợp này vào buổi sáng khi thức dậy sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của bạn, hạn chế tình trạng táo bón.

3.3. Sử dụng hạt thì là chống táo bón

Cách chữa táo bón bằng hạt thì là

Theo quan niệm dân gian, ông ta sử dụng hạt thì là trong chữa táo bón vì nó có khả năng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, chống đầy hơi, ăn uống khó tiêu. 

Có thể lấy 1 thìa hạt thì là giã hoặc xay nhỏ, cho vào cốc nước, đổ ngập nước sôi đậy trong khoảng 15 phút, uống như các loại trà bình thường.

Xem thêm: Mẹo chữa táo bón ở trẻ em

3.4. Thảo quyết minh: Vị thuốc chữa táo bón hiệu quả

Thảo quyết minh là một vị thuốc được sử dụng phổ biến của ông cha ta trong chữa trị táo bón. Theo y học cổ truyền, loại hạt này có tác dụng nhuận tràng, làm tăng nhu động ruột giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Trong những trường hợp táo bón nặng, có thể dùng 10-20g thảo quyết minh sao vàng, dùng dạng thuốc sắc uống hàng ngày. Trong trường hợp táo bón nặng có kèm ra máu, có thể kết hợp cùng hòe hoa sao sao cháy sẽ cho hiệu quả điều trị tốt hơn.

3.5. Phan tả diệp: Vị thuốc nhuận tràng, trị táo bón

Phan tả diệp là vị thuốc dân gian có tác dụng kích thích tiêu hóa với liều nhẹ, nhuận tràng trong các trường hợp táo bón, ăn không tiêu. 

Có thể dùng 3-6g pha nước nước sôi, hãm lấy nước uống. 

3.6. Muồng trâu: Vị thuốc chuyên trị táo bón

Từ xưa, cha ông ta đã sử dụng lá muồng trâu để chữa trị táo bón tại nhà. Phương pháp này mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp người bệnh có thể dễ dàng đại tiện sau thời gian ngắn sử dụng thuốc. 

Có thể dùng 20g lá muồng trâu tươi sắc với khoảng 1 lít nước đến khi còn khoảng 1 chén, dùng uống đến khi thuyên giảm.

Xem thêm: Hậu quả nghiêm trọng của chứng táo bón ở trẻ

3.7. Cách chữa táo bón tại nhà bằng mật ong

Trong mật ong có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, enzyme,.. có tác dụng cải thiện đường tiêu hóa, nhuận tràng,…

Mật ong có khả năng hấp thụ nước và giữ nước rất tốt, nhờ đó giúp làm mềm phân, giúp phân dễ dàng di chuyển qua đại tràng và đào thải ra ngoài.

Có thể pha 1 thìa mật ong với cốc nước ấm uống vào buổi sáng sẽ rất tốt cho đường tiêu hóa của bạn, thực hiện đều đặn sẽ cải thiện chức năng tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác.

3.8. Dùng hạt lanh chữa táo bón

Trong hạt lanh rất giàu chất xơ, giúp cho phân mềm và dễ đi ra ngoài hơn. Một thìa hạt lanh xay chứa khoảng 1,9 g chất xơ. Bạn có thể dùng hạt lanh xay pha nước ấm, hoặc trộn với bột yến mạch, sữa chua ăn hàng ngày sẽ rất tốt cho các triệu chứng táo bón.

3.9. Uống nước nha đam

Cách chữa táo bón bằng nha đam

Khi bị táo bón thường xuyên, bạn có thể sử dụng nước ép nha đam vì nó có tác dụng nhuận tràng. Khi sử dụng nha đam chữa táo bón nên sử dụng đúng cách, tránh lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như rối loạn điện giải, hạ kali máu,..

Có thể dùng nha đam để sắc nước uống, ép lấy nước uống, kết hợp với mật ong, sữa chua, hoặc nấu chè,..

Xem thêm: Các phương pháp điều trị táo bón trẻ em

3.10. Ăn lê sau bữa ăn để trị táo bón

Trong lê có chứa một lượng lớn chất xơ cùng nguồn vitamin dồi dào, có tác dụng nhuận tràng rất tốt. Mỗi ngày bạn có thể ăn 1 quả lê để cải thiện tình trạng táo bón, tốt nhất nên ăn cả vỏ vì trong vỏ lê có chứa rất nhiều chất xơ. Hoặc bạn có thể uống 1 cốc nước ép lê mỗi ngày.

3.11. Thử dùng giấm gạo 

Giấm gạo giúp thúc đẩy nhu động ruột làm việc hiệu quả hơn từ đó giúp hạn chế tình trạng táo bón. Sử dụng giấm gạo để chữa táo bón có thể tham khảo cách sau: Cho 30ml giấm gạo, 2 thìa cafe mật ong, pha cùng nước ấm uống trước khi ăn. Tuy nhiên, với những người bị đau dạ dày, phương pháp này không được khuyến khích, cũng không nên sử dụng giấm gạo chữa táo bón trong thời gian dài vì có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày.

4. Người táo bón nên đi khám khi nào?

Nếu triệu chứng táo bón của bạn không thuyên giảm khi sử dụng các biện pháp chữa trị táo bón tại nhà, hoặc khi tình trạng táo bón của bạn kéo dài trên 3 tuần, hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hoặc khi gặp một trong những triệu chứng dưới đây, bạn cũng nên tới gặp bác sỹ của bạn càng sớm càng tốt để được điều trị tốt nhất:

– Bạn đi ngoài ra máu nhiều lần

– Sụt cân nhanh chóng

– Táo bón kèm đau bụng hoặc chuột rút, bị đau bụng dữ dội khi đi ngoài

Đừng để táo bón không được kiểm soát quá lâu. Nếu không được điều trị kịp thời, táo bón có thể gây ra một số biến chứng như sa trực tràng, trĩ,…Bên cạnh đó, hãy giữ một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để ngăn ngừa, phòng tránh táo bón. 

DS Vũ Thị Nhung

Xem thêm: Các cách làm mềm phân tự nhiên

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận