Táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị táo bón bằng Forlax

Táo bón là hội chứng ai cũng có thể gặp, gây cảm giác buồn bực khó chịu. táo bón lâu ngày còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị táo bón như thế nào? Bạn hãy cùng Thầy thuốc Việt Nam tìm hiểu nhé!

1. Táo bón là gì?

Táo bón là trạng thái buồn vệ sinh nhưng đi không được, phân rắn, mỗi lần đại tiện tốn nhiều thời gian, có khi cần sự trợ giúp, nhiều ngày mới đi đại tiện một lần, số lần đại tiện mỗi tuần là ít hơn 3 lần.

Táo bón

1.1 Nguyên nhân táo bón

Có nhiều nguyên nhân gây táo bón, thậm chí có cả những bệnh nhân táo bón không rõ nguyên nhân

1.1.1 Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát có thể do bệnh lý đường tiêu hóa như:

  • Đại tràng chậm nhu động
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Hội chứng Ogilvie (giả tắc đại tràng cấp tính)
  • Bệnh sa trực tràng, giãn trực tràng, giãn ruột non,…

1.1.2 Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

Táo bón thứ phát có thể đến từ những nguyên nhân sau:

  • Chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý bao gồm:
  • Phân bị khô cứng do uống ít nước mỗi ngày
  • Không cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể
  • Dùng quá nhiều các loại thực phẩm kích thích như: cà phê, trà hoặc rượu
  • Ngồi nhiều, ít vận động khiến nhu động ruột giảm
  • Yếu tố tâm lý:
  • Trẻ em: bố mẹ can thiệp quá nhiều, nhà vệ sinh bẩn khiến bé sợ đi vệ sinh mà nhịn đi đại tiện
  • Người lớn:đi du lịch, trầm cảm, lạm dụng tình dục
  • Tổn thương thần kinh: bệnh lý về thần kinh như Parkinson, tổn thương rễ thần kinh, sau tai biến mạch máu não, …
  • Các bệnh lý khác: suy giáp, tăng canxi máu, giảm kali máu, đái tháo đường,…
  • Do dùng một số thuốc lâu ngày: thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic, thuốc phiện,…

Nhà vệ sinh bẩn có thể khiến bé sợ đi vệ sinh gây nên táo bón

1.2 Ai có nguy cơ bị táo bón?

Bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị táo bón. Tuy nhiên dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao:

  • Người trên 60 tuổi
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em độ tuổi mẫu giáo và tiểu học

1.3 Dấu hiệu nhận biết táo bón

Dấu hiệu nhận biết táo bón là:

  • Đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Đi ngoài khó khăn, thường phải rặn mạnh, dùng sức nhiều do phân khô, cứng hơn bình thường
  • Cảm giác chưa thải hết phân dù đã đại tiện

1.4 Chẩn đoán táo bón

Để chẩn đoán táo bón, bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử bệnh cùng thăm khám lâm sàng

Các dấu hiệu để bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân táo bón khi thăm khám lâm sàng là:

  • Hỏi bệnh: bệnh nhân đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần, đi đại tiện khó khăn, mất nhiều thời gian, dùng nhiều sức, đôi khi phải có sự hỗ trợ
  • Sờ bụng thấy chướng hơi, khối phân rắn ở hố chậu trái, thăm khám trực tràng thấy phân rắn, có thể có máu, có thể có tổn thương trực tràng.

Bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân táo bón như: chụp đại tràng, nội soi đại tràng, test chức năng đại tràng, xét nghiệm máu,…

1.5 Biến chứng của táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày có thể gây nên các biến chứng như: bệnh trĩ, nứt hậu môn, rách hậu môn, rách mô lót hậu môn, sa trực tràng, chướng bụng,…

Người bị táo bón lâu ngày sẽ cảm thấy buồn bực khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

1.6 Cách phòng ngừa bệnh táo bón

Để phòng ngừa bệnh táo bón, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau, đậu, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt…
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2-3 lít nước).
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh đúng cách.
  • Tránh ngồi quá lâu và quá nhiều.
  • Giữ tâm lý thoải mái, không nhịn đi vệ sinh thường xuyên.
  • Tránh sử dụng thuốc gây nghiện và thuốc giảm đau có chứa codein.
  • Tránh sử dụng quá nhiều thuốc trị bệnh khác nhau cùng một lúc.

Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ giúp phòng ngừa táo bón

1.7 Bị táo bón khi nào cần đến bệnh viện ngay?

Đa số các trường hợp táo bón bạn có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu gặp phải các triệu chứng sau bạn cần đến bệnh viện ngay:

  • Táo bón kèm theo co thắt và đau bụng dữ dội.
  • Cảm giác đầy hơi và khó chịu ở vùng bụng.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
  • Sốt cao và đau lưng.
  • Bệnh nhân mới bị táo bón kèm sụt cân, thiếu máu, chảy máu qua hậu môn

2. Cách trị táo bón bằng dung dịch uống Forlax

Thuốc FORLAX là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón, được các khuyến cáo và tổ chức y khoa thế giới khuyên dùng, đối tượng sử dụng đa dạng, có thể dùng cho mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em (trên 8 tuổi), cả phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.

Thành phần chính của Forlax là Macrogol 4000 là những polime dài liên kết với các phân tử nước làm tăng lượng nước trong lòng ruột, làm nhuận tràng, giúp cho phần chất thải mềm hơn, đi đại tiện dễ dàng hơn.

Dung dịch uống Forlax có hiệu quả trong vòng 1-2 ngày sau khi uống, giúp đi đại tiện một cách dễ dàng mà không ảnh hưởng đến sự co bóp của trực tràng cũng như nhu động ruột như các thuốc thụt tháo.

Cách dùng thuốc Forlax: hòa tan thuốc Forlax với nước trước khi uống. Nên uống thuốc vào buổi sáng. Liều dùng nên được điều chỉnh theo tình trạng bệnh, có thể uống 1-2 gói/ lần/ ngày, sau đó giảm dần, sau đó có thể uống 1 gói/ lần cách 1 ngày mới dùng 1 lần.

Dung dịch uống Forlax giúp nhuận tràng, điều trị táo bón

Trước khi điều trị táo bón nên loại trừ các rối loạn thực thể. Nên kết hợp thuốc với thay đổi chế độ ăn uống, vận động, đi vệ sinh điều độ, không nhịn đi đại tiện lâu. Chỉ điều trị tối đa là 3 tháng, nếu đã điều trị kết hợp thay đổi ăn uống và thay đổi lối sống mà tình trạng táo bón vẫn còn, bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và có phác đồ điều trị thích hợp.

3. Các câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón

3.1 Bị táo bón trong kỳ kinh nguyệt có bình thường không?

Bị táo bón trong thời kỳ kinh nguyệt là bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu bạn thấy đau bụng dữ dội bất thường, khó thở, buồn nôn thì bạn nên đi gặp bác sĩ thăm khám.

3.2 Vì sao bà bầu bị táo bón?

Khá nhiều bà bầu bị táo bón. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và sự chèn ép của bào thai lên ruột. Cơ ruột của phụ nữ mang thai giãn giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn cũng khiến chất thải di chuyển chậm hơn và bị tắc nghẽn. Phụ nữ mang thai thường uống thêm các sản phẩm bổ sung canxi và sắt, các sản phẩm này cũng khiến bà bầu dễ táo bón.

Bà bầu có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn lúc không mang thai

3.3 Thức ăn hoặc đồ uống nào dễ gây táo bón?

Một số thực phẩm có thể gây táo bón bao gồm các loại thực phẩm giàu chất béo và ít chất xơ như thịt đỏ, trứng, các món chiên rán hoặc thức ăn nhanh. Ngoài ra, uống ít nước hoặc không uống đủ nước cũng có thể dẫn đến táo bón

3.4 Chế độ ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo bón là do đâu?

Chế độ ăn nhiều chất xơ nhưng vẫn bị táo bón có thể do một số nguyên nhân khác như sử dụng thuốc, thiếu hoạt động thể chất hoặc do các vấn đề sức khỏe khác

3.5 Có nên ngừng cho trẻ uống sữa bột khi bé bị táo bón không?

Khi bé bị táo bón do sữa bột đang dùng thì các mẹ nên ngừng sử dụng loại sữa này và cân nhắc đổi sữa khác cho bé. Tuy nhiên, nếu bé bị táo bón nặng hoặc táo bón kéo dài thì các mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

3.6 Táo bón có ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ không?

Có thể nói rằng táo bón có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương có mối liên hệ mật thiết với nhau và nếu hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, sẽ làm hạn chế sự hấp thu dinh dưỡng của con và ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ.

3.7 Vì sao người trên 60 tuổi lại dễ bị táo bón hơn?

Nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở người cao tuổi là do sự suy giảm chức năng của đường ruột và hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, người cao tuổi thường ít vận động và uống ít nước hơn, điều này cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ táo bón.

3.8 Bệnh trĩ gây ra táo bón, hay táo bón gây ra bệnh trĩ?

Táo bón có thể gây ra bệnh trĩ do phân cứng và khô đè nén lên trực tràng, từ đó khiến tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng chịu áp lực lớn hơn và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Bệnh trĩ cũng có thể gây ra táo bón do tình trạng đau khi đi vệ sinh khiến người bệnh sợ hãi và không dám đi vệ sinh.

DS Đỗ Thị Thủy

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận