Tìm hiểu có nên uống thuốc điều trị táo bón Forlax thường xuyên không?

Táo bón là bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp ở mọi lứa tuổi và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Nếu thể nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt thì tình trạng sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu táo bón kéo dài và ở thể nặng bắt buộc phải dùng tới thuốc điều trị táo bón. Vậy có nên uống thuốc điều trị táo bón Forlax thường xuyên không? chúng ta hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!

Táo bón ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh

1. Thuốc điều trị táo bón là gì?

Thuốc nhuận tràng là một trong những sản phẩm thuốc thường được chỉ định để chữa táo bón. Tùy vào từng tình trạng bệnh mà việc chọn thuốc cho bệnh nhân sẽ khác nhau.

1.1 Tác dụng của thuốc điều trị táo bón

Sau đây là các nhóm thuốc trị táo bón điển hình, cụ thể là:

  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Hoạt động theo cơ chế làm giảm sức căng bề mặt của khối phân nên nước dễ thấm vào khối phân, giúp làm mềm phân.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Kích thích nhu động ruột hoạt động nhiều hơn, đại tràng co bóp mạnh hơn giúp đẩy phân ra ngoài.
  • Thuốc nhuận tràng tạo khối: Tăng hàm lượng nước, kích thước cũng như khối lượng phân, kích thích nhu động ruột.
  • Thuốc nhuận tràng làm trơn: Thuốc chủ yếu tác dụng tại ruột già, tạo lớp dầu bao phủ khối phân giúp phân dễ di chuyển trong lòng ruột.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Có tác dụng kéo nước vào lòng ruột nhờ cơ chế thẩm thấu dẫn đến làm tăng nhu động ruột.

Xem thêm: Uống thuốc gì trị táo bón ở người già?

1.2 Trường hợp nào nên uống thuốc điều trị táo bón

Táo bón là một dạng rối loạn đặc trưng ở hệ tiêu hóa. Nếu xuất hiện nhiều hơn 2 tiêu chí dưới đây thì chắc chắn bạn đang gặp phải tình trạng táo bón (Theo tiêu chuẩn Rome IV):

  • Đi tiêu ít hơn 3 lần mỗi tuần.
  • Khi đi đại tiện luôn có cảm giác tắc nghẽn hậu môn, trực tràng.
  • Khó khăn trong việc đại tiện, phân vón cục, cứng.
  • Cảm giác đi tiêu không hết.
  • Phải can thiệp biện pháp thủ công để đẩy phân ra ngoài.
  • Cần phải rặn.

Các triệu chứng của bệnh lý táo bón

Nếu các triệu chứng nêu trên kéo dài trên 3 tháng thì tình trạng bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mạn tính. Với trường hợp táo bón kéo dài hay người bị táo bón nặng thì việc dùng thuốc mới đến đến hiệu quả cao.

1.3 Giá bán thuốc điều trị táo bón

Tùy vào từng loại sản phẩm, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ mà giá cả của các sản phẩm điều trị táo bón sẽ khác nhau.

Xem thêm: Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em

2. Loại thuốc điều trị táo bón Forlax sản phẩm điều trị táo bón tốt nhất hiện nay

Thuốc Forlax (Macrogol) là polymer của ethylene glycol thuộc nhóm nhuận tràng thẩm thấu. Chất này có trọng lượng phân tử lớn, gần như không hấp thu và không chuyển hóa qua đường ruột vào máu. Sản phẩm Forlax là lựa chọn đầu tay trong điều trị táo bón, được các khuyến cáo và tổ chức y khoa thế giới khuyên dùng.

Thuốc được sử dụng cho đa dạng các đối tượng, bao gồm:

  • Người lớn.
  • Trẻ em từ 8 tuổi trở lên.

Thuốc Forlax được chuyên gia đánh giá cải thiện táo bón hiệu quả

2.1 Công dụng

Đối tượng có thể sử dụng sản phẩm Forlax khá đa dạng. Thuốc có thể dùng để điều trị táo bón ở người lớn và trẻ em trên 8 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú. Forlax là biện pháp điều trị táo bón tạm thời, người bệnh phải kết hợp song song với chế độ ăn và sinh hoạt phù hợp mới đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. Thời gian dùng thuốc tối đa là 3 tháng.

2.2 Thành phần

Mỗi gói thuốc Forlax có chứa:

  • Macrogol 4000: 10g
  • Saccharin sodium: 0,017g
  • Hương cam-bưởi: 0,15g (thành phần bao gồm: tinh dầu cam, bưởi, nước cam cô đặc, Citral, Acetaldehyde cùng các tá dược khác).

Xem thêm: Xử trí táo bón ở người cao tuổi

2.3 Nguồn gốc

Thuốc Forlax là sản phẩm được sản xuất bởi công ty Beaufour Ipsen Industrie – một thương hiệu nổi tiếng tại Pháp.

2.4 Giá bán

Giá bán tham khảo tại các nhà thuốc khoảng 100.000 đồng/hộp 20 gói. Giá thuốc có thể thay đổi tùy vào nhà thuốc và thời điểm.

3. Trường hợp nào nên dùng thuốc điều trị táo bón Forlax

3.1 Liều lượng

Người bệnh nên sử dụng 1 – 2 gói mỗi ngày (tương đương 10-20g). Liều hàng ngày nên được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng, có thể từ 1 gói uống cách ngày (đặc biệt ở trẻ em) đến 2 gói một ngày.

3.2 Cách sử dụng hiệu quả

Bạn nên dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dạng bào chế của thuốc là dạng bột nên người dùng chỉ cần hòa tan thuốc trong cốc nước (khoảng 125ml) và uống hết ngay sau đó.

Người bệnh nên sử dụng thuốc vào một thời điểm nhất định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Thuốc có tác dụng trong vòng 24-48 giờ sau khi uống. Trong quá trình uống nên kết hợp với chế độ ăn uống và lối sống khoa học để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Pha loãng thuốc với nước trước khi sử dụng

Xem thêm: Cảm nhận của bệnh nhân sau khi dùng bột pha dung dịch uống Forlax điều trị táo bón

4. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị táo bón Forlax

4.1 Liều lượng

Người lớn

Liều hàng ngày có thể dao động từ 1-2 gói mỗi ngày, tối đa là 8 gói/ngày.

Trẻ em

Thuốc Forlax không được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em dưới 8 tuổi.

Đối với trẻ trên 8 tuổi, liều khuyến cáo là 1-2 gói/ngày.

4.2 Thời gian

Không được sử dụng Forlax để điều trị táo bón ở trẻ em kéo dài quá 3 tháng. Tốt nhất nên uống một liều thuốc duy nhất vào buổi sáng.

Xem thêm: Tìm hiểu có nên uống thuốc điều trị táo bón Forlax thường xuyên không?

5. Lợi ích và sự cần thiết phải tuân thủ liều điều trị và khuyến cáo cho người dùng

Thuốc Forlax với thành phần chính là macrogol hoạt động theo cơ chế liên kết với phân tử nước, giúp kéo nước trong đường ruột làm tăng thể tích phân, giúp làm mềm phân, từ đó cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài điều trị táo bón, Forlax còn có các ưu điểm như:

  • Tăng số lần đi ngoài.
  • Không gây rối loạn điện giải.
  • Tăng lượng nước trong phân.
  • Ít ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột.

Thuốc Forlax là thuốc điều trị táo bón ở trẻ em và người lớn. Để phát huy tối ưu hiệu quả của thuốc và tránh những ảnh hưởng xấu, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh.

Ds Nguyễn Thùy Ngân

Xem thêm: Người mắc bệnh trĩ nên ăn gì để tránh bị táo bón?

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận