Phương pháp điều trị chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ

Chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ là triệu chứng có thể gặp phải ở giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối của bệnh. Ảo tưởng thường tạo ra cảm giác tiêu cực ở người sa sút trí tuệ. Một số phương pháp điều trị chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

1. Khái niệm chứng ảo tưởng

Ảo tưởng (tên tiếng Anh là Illusion) là một tri giác không chính xác về một sự vật, hiện tượng, đây là tình trạng không rõ ràng về mặt cảm giác. Chúng có thể ở dạng hoang tưởng, khiến người đó cảm thấy bị đe dọa hoặc một người trải qua ảo tưởng có thể cảm thấy rằng họ đang bị theo dõi hoặc ai đó đang hành động chống lại họ. Họ có thể đi đến kết luận mà không có nhiều bằng chứng. Đây là triệu chứng phổ biến đối với những người sa sút trí tuệ.

Chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ

Ví dụ, người mắc sa sút trí tuệ luôn nghĩ người khác nói xấu, tìm cách hãm hại mình. Do chứng mất trí nhớ ở sa sút trí tuệ, người đó có thể không còn khả năng kiểm soát những suy nghĩ bất thường trong suy nghĩ.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ là do họ không thể sắp xếp các thông tin và ký ức lại với nhau một cách chính xác, điều này có thể khiến họ đưa ra kết luận sai lầm và tin vào điều gì đó không đúng sự thật. Khi chứng bệnh sa sút trí tuệ ngày càng nghiêm trọng thì khả năng cao họ sẽ bị ảo tưởng.

Ảo tưởng phổ biến hơn ở chứng mất trí nhớ thể Lewy và có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ mạch máu, đặc biệt là ở giai đoạn sau. Chúng ít phổ biến hơn ở những người mắc chứng mất trí nhớ giai đoạn đầu.

Xem thêm: Sa sút trí tuệ ở người trẻ – Căn bệnh không thể chủ quan

2. Biểu hiện của chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ

Chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ có các biểu hiện bất thường liên quan đến hành vi và cảm xúc, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày.

  • Rối loạn về hành vi: các hành vi bất thường như tích trữ đồ đạc, cười một mình… Ví dụ nếu một người mắc chứng mất trí nhớ không thể tìm thấy một bộ quần áo cụ thể, điều này có thể khiến họ tin rằng nó đã bị đánh cắp. Sự lo lắng này cũng có thể dẫn đến việc họ giấu đồ đạc ở những nơi khác thường, từ đó dẫn đến việc nhiều đồ vật bị ‘mất tích’.

Rối loạn cảm xúc là một trong những biểu hiện của chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ

  • Rối loạn về cảm xúc: cảm xúc bất thường, đối với những người thân thì căm thù hoặc rất ghét, ngược lại đối với người dưng lại tin yêu. Ví dụ niềm tin rằng những người thân thiết nhất đang cố làm hại họ – điều này có thể bắt nguồn từ việc tin rằng một người bạn đang mang thức ăn cho họ vì muốn đầu độc họ, đến việc tin rằng đối tác không chung thủy.
  • Rối loạn về hoạt động sinh hoạt hàng ngày như khó ngủ, mất ngủ, căng thẳng, khó tập trung, không muốn tham gia bất kì hoạt động nào.
  • Bên cạnh đó người bệnh có thể xuất hiện ảo thanh như có tiếng nói trong bụng hoặc trong đầu mình. Một số trường hợp luôn cảm thấy mình bị theo dõi, truy sát, bị giết…

Xem thêm: Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân và cách phòng tránh

3. Phương pháp điều trị chứng ảo tưởng cho người sa sút trí tuệ

Điều trị chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ thường bao gồm liệu pháp tâm lý (liệu pháp trò chuyện) và thuốc men, nhưng rối loạn hoang tưởng rất khó điều trị bằng thuốc đơn thuần mà liệu pháp tâm lý là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

3.1 Chuyển hướng sự chú ý

Người mắc chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ thường có biểu hiện bất thường về cảm xúc và hành vi. Họ có thể cảm thấy lo lắng, mất tập trung hoặc tính tình trở nên nóng nảy. Khi người bệnh có những biểu hiện trên, cần chuyển hướng sự chú ý của người bệnh vào các công việc khác, chẳng hạn như đọc sách, chơi thể thao hoặc luyện các bài tập thể thao để đầu óc thư giãn. Một số bài tập khuyến khích được áp dụng như đi bộ, tập yoga,… 

Các bài tập yoga chữa gai cột sống

Yoga có thể giúp người bệnh giảm căng thẳng và đưa tâm trí trở lại cân bằng

Khi chuyển dời sự chú ý, bệnh nhân sẽ thoát khi những suy nghĩ tiêu cực, giúp người bệnh đưa tâm trí trở lại cân bằng, thư giãn, thông suốt, giúp tập trung cao độ vào công việc, qua đó làm giảm các triệu chứng của sa sút trí tuệ.

3.2 Lắng nghe người bệnh

Lắng nghe đặc biệt có ý nghĩa trong điều trị chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ. Lắng nghe ở đây là khả năng quan tâm đến lời nói, tâm trạng và cảm xúc ẩn chứa bên trong người bệnh, giúp nhân viên hiểu rõ hơn về suy nghĩ, băn khoăn, lo lắng ẩn sâu bên trong bệnh nhân nhằm giúp hỗ trợ người bệnh về mặt thể chất và tinh thần.

Lắng nghe đặc biệt có ý nghĩa trong điều trị chứng ảo tưởng

Đây là một cách hỗ trợ rất hiệu quả đối trong điều trị chứng bệnh này. Ví dụ như người bệnh có tâm trạng lo lắng, căng thẳng đôi khi dẫn đến mất ngủ, cáu gắt, suy sụp tinh thần, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Họ cần có người được chia sẻ, tư vấn… để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.

Lắng nghe người bệnh cũng tạo cho người bệnh có cảm giác được quan tâm, qua đó tạo được niềm tin của bệnh nhân với nhân viên y tế.

Xem thêm: Phân biệt Sa sút trí tuệ và Alzheimer

3.3 Giữ khoảng cách

Ở giai đoạn nặng của sa sút trí tuệ người bệnh thường có biểu hiện rối loạn hành vi và cảm xúc, nên rất dễ làm tổn thương bản thân và người khác. Chú ý giữ khoảng cách người bệnh và những đồ gây sát thương như dao, kéo, gậy,…. tránh để bệnh nhân ở một mình với trẻ em. Nên tìm công việc nhẹ nhàng, phù hợp, không theo dây chuyền mà độc lập, có lương cho họ như làm hàng gia công, trồng cây… để người mắc chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ cảm thấy mình là người có ích.

Khi bệnh nhân lên cơn chú ý theo dõi, phải theo dõi, nhờ sự hỗ trợ của công an, tổ dân phố, phối hợp đưa đi bệnh viện chứ không tự tiện nhốt, khống chế người bệnh. Nên để người bệnh tiếp xúc với người mà họ tin tưởng để nghe lời khuyên nhủ.

3.4 Chăm sóc đời sống tinh thần

Sức khỏe tinh thần là yếu tố quan trọng đối với đời sống cảm xúc của con người. Chăm sóc đời sống tinh thần là một trong những phương pháp điều trị chứng ảo tưởng ở người sa sút trí tuệ. Một nghiên cứu đã được chứng minh trong 50 năm qua cho thấy sức khỏe ở người sa sút trí tuệ được cải thiện khi đời sống tinh thần của họ được đáp ứng.

Để chăm sóc đời sống tinh thần tốt cần:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: ăn cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng, các thực phẩm giúp tăng cường trí não và trí nhớ như cá nhiều chất béo, rau củ quả tươi…; tập luyện thể thao điều độ, nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng để bình ổn tâm trạng và thăng bằng cảm xúc; luyện tập thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc khoảng 7-8 tiếng/ ngày.

Ngủ đủ giấc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi tái tạo năng lượng cho não bộ

  • Một số loại thuốc điều trị rối loạn tinh thần bao gồm: thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo âu, thuốc loạn thần và thuốc ổn định tâm trạng.

 Một số lợi ích của chăm sóc đời sống tinh thần:

  • Đáp ứng với điều trị tốt hơn
  • Cải thiện được cảm giác tiêu cực, lo lắng, sợ hãi, bất an
  • Cảm giác yên tâm khi điều trị
  • Thời gian nằm viện ngắn hơn

BS Nguyễn Thị Thu Hiền

Xem thêm: So sánh rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ

Xem thêm các thông tin khác trên trang thaythuocvietnam.vn

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận