Suy giảm trí nhớ nên và không nên ăn gì?
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và tăng cường trí nhớ, chống lại chứng suy giảm trí nhớ. Vì vậy việc ăn gì và không nên ăn gì để tốt cho trí não được quan tâm hàng đầu. Suy giảm trí nhớ nên và không nên ăn gì? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé!
Nội dung bài viêt
1. Tầm quan trọng của thực phẩm đối với trí nhớ
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ
Bộ não của chúng ta đảm nhận nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Đây là cơ quan điều khiển suy nghĩ, cảm xúc, nhịp thở, và tất cả các hoạt động trong cơ thể,… Càng về tuổi già, sức khỏe của não bộ sẽ trở nên kém đi, trí óc cũng sẽ không còn được minh mẫn như trước.
Hiện nay, trên thị trường chưa loại thuốc nào có tác dụng ngăn ngừa hay hồi phục lại sự suy giảm của não bộ, suy giảm trí nhớ. Vì vậy, việc bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ vào chế độ ăn hàng ngày được rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Có thể nói đây là một trong những cách đơn giản nhất giúp cho sự phát triển của trí não, tập trung làm việc và duy trì một tinh thần lạc quan, tích cực. Đồng thời, phòng tránh được các vấn đề liên quan đến trí não khác.
2. Suy giảm trí nhớ nên ăn gì?
Các loại thực phẩm sau rất tốt cho những người mắc chứng suy giảm trí nhớ:
– Ngũ cốc nguyên hạt – cải thiện sự tập trung:
Ngũ cốc nguyên hạt – cải thiện sự tập trung
Giống như các cơ quan khác trong cơ thể, não không thể hoạt động nếu không có năng lượng. Khả năng tập trung của não bộ đến từ nguồn cung cấp năng lượng đầy đủ, ổn định (ở dạng glucose) trong máu đến não. Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa hàm lượng GI thấp giải phóng năng lượng từ từ vào máu, giúp tinh thần tỉnh táo suốt cả ngày. Ăn quá ít carbs lành mạnh, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, có thể dẫn đến tình trạng đầu óc mơ hồ và dễ cáu gắt. Ngoài ra có thể chọn thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt như bánh mì làm từ hạt, gạo và mì ống,…
– Dầu cá – thúc đẩy chức năng não khỏe mạnh
Các axit béo thiết yếu không thể được tạo ra bởi cơ thể mà được cung cấp qua thực phẩm. Các chất béo omega-3 hiệu quả nhất có trong dầu cá ở dạng EPA và DHA, có nhiều ở cá hồi, cá thu, cá mòi, cá trích,…. Những chất béo này rất quan trọng đối với chức năng não khỏe mạnh, tim, khớp và sức khỏe nói chung của cơ thể.
Nồng độ DHA thấp có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer và mất trí nhớ, trong khi có đủ cả EPA và DHA được cho là giúp chúng ta kiểm soát căng thẳng và tạo ra chất hóa học serotonin trong não, tâm trạng tốt.
– Quả việt quất – tăng cường trí nhớ ngắn hạn
Quả việt quất – tăng cường trí nhớ ngắn hạn
Bằng chứng được nghiên cứu tại Đại học Tufts ở Hoa Kỳ cho thấy rằng việc sử dụng quả việt quất có thể có hiệu quả trong việc cải thiện hoặc trì hoãn chứng mất trí nhớ ngắn hạn. Ngoài ra các loại trái cây màu tím và đỏ sẫm khác, như quả mâm xôi và rau, bắp cải đỏ cũng có tác dụng tương tự. Chúng chứa các hợp chất bảo vệ giống nhau được gọi là anthocyanin.
– Cà chua – ngăn ngừa tổn thương gốc tự do
Có bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh có trong cà chua, có thể giúp bảo vệ chống lại các loại tổn thương gốc tự do đối với các tế bào xảy ra trong quá trình phát triển chứng suy giảm trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Cà chua nấu chín ăn cùng với một ít dầu oliu sẽ giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng tối ưu các chất có lợi trong cà chua. Các loại thực phẩm khác cung cấp chất này và các chất dinh dưỡng bảo vệ tương tự bao gồm đu đủ, dưa hấu và bưởi hồng.
– Trứng
Choline trong lòng đỏ trứng giúp tăng cường trí nhớ
Một số vitamin B như B6, B12 và axit folic – được biết đến có tác dụng làm giảm nồng độ của một hợp chất gọi là homocysteine trong máu. Nồng độ homocysteine tăng cao có liên quan đến tăng nguy cơ đột quỵ, suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer. Một nghiên cứu trên một nhóm bệnh nhân cao tuổi bị suy giảm trí nhớ nhẹ cho thấy sau hai năm can thiệp với liều cao B6, B12 và axit folic, não bị co rút ít hơn đáng kể so với nhóm con được điều trị bằng giả dược.
Các vitamin B khác bao gồm vitamin B1, B3 và choline đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng não bình thường. Choline có nhiều trong lòng đỏ trứng, rất cần thiết cho việc tăng cường trí nhớ, acetylcholine trong não.
Chọn thực phẩm giàu B như trứng, thịt gà, cá, rau lá xanh và sữa. Đối với người ăn thuần chay, có thể sử dụng các loại thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, bao gồm sữa thực vật và ngũ cốc, để bổ sung vitamin B12 hoặc cân nhắc sử dụng thực phẩm bổ sung. Các nguồn vitamin B thuần chay hữu ích khác, bao gồm B6, men dinh dưỡng, bơ, đậu nành, quả hạch và các loại hạt.
3. Suy giảm trí nhớ không nên ăn gì?
Người bị suy giảm trí nhớ không nên ăn những thực phẩm sau:
– Carbs tinh chế
Các loại carbs như đường và ngũ cốc đã qua chế biến sẽ làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng, làm giảm chức năng não và ảnh hưởng đến trí nhớ. Những người tiêu thụ nhiều chất béo và đường tinh luyện có trí nhớ kém hơn.
Chỉ số đường huyết (GI) của các loại carbs tinh chế thường cao, chúng được tiêu hóa nhanh chóng, làm tăng lượng đường trong máu và insulin. Hơn nữa, khi được tiêu thụ với số lượng đáng kể, những bữa ăn này sẽ tạo ra lượng đường huyết cao (GL) trong cơ thể (GL cho biết mức độ thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu trên mỗi khẩu phần ăn).
– Rượu:
Rượu làm suy yếu trí nhớ ngắn hạn
Rượu thường được sử dụng đi kèm trong các bữa ăn, tuy nhiên nếu uống quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến não, gây co rút não và bất thường về chuyển hóa.
Rượu làm suy yếu trí nhớ ngắn hạn bằng cách giảm sự liên lạc giữa các dây thần kinh ở vùng hải mã. Hồi hải mã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì trí nhớ. Lạm dụng rượu mãn tính làm gián đoạn các chất dẫn truyền thần kinh được não sử dụng để giao tiếp.
Những người nghiện rượu mãn tính thường bị thiếu vitamin B1. Vitamin B1 là một loại vitamin quan trọng tốt cho trí nhớ; sự thiếu hụt của nó có thể dẫn đến chứng rối loạn não được gọi là bệnh não Wernicke (WE), có thể tiến triển thành hội chứng Korsakoff. Hội chứng Korsakoff được đặc trưng bởi chấn thương não, bất thường về thị lực, mất phương hướng và mất ổn định.
– Đồ uống quá nhiều đường
Đồ uống chứa nhiều đường tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Hơn nữa, những người không bị tiểu đường nhưng có lượng đường trong máu cao có nguy cơ mắc chứng suy giảm trí nhớ cao.Ví dụ về đồ uống có đường bao gồm soda, nước tăng lực và nước ép trái cây…
Tiêu thụ quá nhiều đồ uống có đường gây béo phì, cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường, rối loạn chức năng mạch máu. Những đặc điểm này của hội chứng chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng suy giảm trí nhớ lâu dài. Tiêu thụ nhiều đường fructose có liên quan đến tình trạng kháng insulin trong não . Nó cũng làm giảm chức năng não động vật, trí nhớ, học tập và phát triển tế bào thần kinh.
Thay vì uống đồ uống có đường, tốt nhất bạn nên uống nước lọc, trà đá không đường, nước ép rau củ và các sản phẩm từ sữa không đường, đây là những lựa chọn thay thế tốt cho não của bạn.
– Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa khi tiêu thụ quá nhiều làm não hoạt động chậm lại, ảnh hưởng đến các chức năng khác nhau của não. Chúng có thể tạo ra một loại co thắt mạch máu não tương tự như co thắt do bệnh Alzheimer gây ra.
Chất béo chuyển hóa nhân tạo chủ yếu được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bơ thực vật, kem lạnh, đồ ăn nhẹ, bánh làm sẵn và bánh quy đóng gói sẵn.
– Thức ăn nhanh
Ăn nhiều thức ăn nhanh có thể gây suy giảm trí nhớ
Lượng chất béo bão hòa cao trong thức ăn nhanh làm cho việc chống lại bệnh Alzheimer do mảng bám gây ra trở nên khó khăn hơn. Ăn nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ có thể khiến tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn, điều này có mối liên hệ đáng sợ với chứng mất trí nhớ. Hơn nữa, hàm lượng muối trong thức ăn nhanh có thể tạo ra hiện tượng sương mù não và huyết áp cao.
BS Lê Thị Hạnh
Xem thêm: Suy giảm trí nhớ sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng tránh