Thuốc Tanakan chữa bệnh rối loạn nhận thức hiệu quả
Rối loạn nhận thức là một căn bệnh phổ biến ở người lớn, đặc biệt ở người cao tuổi. Bệnh gây ra những phiền toái trong đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí là mất trí nhớ nếu không có sự can thiệp kịp thời. Vậy các giai đoạn của bệnh rối loạn nhận thức là gì? Có giải pháp nào để ngăn chặn quá trình này? Tanakan chữa bệnh rối loạn nhận thức hiệu quả như thế nào?Cùng tìm hiểu bài dưới đây của chúng tôi nhé!
Nội dung bài viêt
1. Bệnh rối loạn nhận thức là gì?
Bệnh rối loạn nhận thức
Bệnh rối loạn nhận thức được định nghĩa là những rối loạn tâm thần làm suy giảm chức năng nhận thức làm cho họ gặp các vấn đề khó khăn trong cuộc sống hàng ngày như ngôn ngữ, học tập, ghi nhớ, điều hành, …
Bệnh rối loạn nhận thức còn được định nghĩa là trạng thái trung gian giữa suy giảm nhận thức do quá trình lão hóa thông thường và bệnh Alzheimer cũng như các dạng sa sút trí tuệ (SSTT) khác.
1.1. Vì sao bị bệnh rối loạn nhận thức?
Giống như các rối loạn tâm thần khác, rối loạn nhận thức do nhiều nguyên nhân gây ra. Nguyên nhân phổ biến đến từ môi trường bên ngoài gồm thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng bởi các tương tác trong giai đoạn đầu đời, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh. Ngoài ra, rối loạn nhận thức có thể do sự mất cân bằng nội tiết ngay trong quá trình người mẹ mang thai.
Một số nguyên nhân khác như lạm dụng các chất kích thích và chấn thương dẫn đến tổn thương não ảnh hưởng đến quá trình nhận thức.
1.2. Biểu hiện của bệnh rối loạn nhận thức
Suy giảm trí nhớ là một biểu hiện đặc trưng của rối loạn nhận thức
Một số biểu hiện tiêu biểu của người bị rối loạn nhận thức gồm có:
- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn: Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể thường hay quên trong cuộc sống hàng ngày như quên chìa khóa, không nhớ vị trí để đồ đạc, … Ở mức độ nặng hơn có thể gây ra suy giảm trí nhớ tức thì, nói trước quên sau hay quên các kỹ năng, kiến thức trước kia đã từng có.
- Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp như nói lắp, nói nhịu, không gọi tên được các đồ vật quen thuộc, …
- Suy giảm sự tập trung và khả năng phán đoán: Người bệnh bị xao nhãng, tốn nhiều thời gian hơn để thực hiện các nhiệm vụ cần tập trung tinh thần cao độ.
- Rối loạn trong thao tác: Người bệnh mất các kỹ năng sử dụng những vật dụng quen thuộc hoặc các kỹ năng đã có trước kia, thậm chí các kỹ năng tự chăm sóc bản thân (tắm, mặc quần áo, …)
- Rối loạn định hướng không gian – thời gian: Khả năng định hướng không gian kém, không nhớ các địa điểm quen thuộc, thường xuyên đi lạc và không xác định được các mốc thời gian trong ngày.
1.3. Ảnh hưởng của bệnh rối loạn nhận thức
Sự mất cân bằng về nhận thức sẽ ảnh hưởng đến cá nhân theo những tác động ngắn hạn và dài hạn. Trong một thời gian ngắn, các triệu chứng và mức độ biểu hiện dừng lại ở việc suy giảm trí nhớ, lú lẫn nhưng có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài liên tục và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hệ quá nghiêm trọng hơn như mất kiểm soát cảm xúc, hành động, mất trí nhớ hoàn toàn và kéo theo hàng loạt các vấn đề về tâm lý.
2. Các giai đoạn bệnh rối loạn nhận thức
2.1. Giai đoạn 1: Suy giảm nhận thức
Giai đoạn này được miêu tả rằng người bệnh có một vài những biểu hiện về việc thay đổi nhận thức nhưng chỉ nhận thấy thông qua bài kiểm tra đánh giá nhận thức.
2.2. Giai đoạn 2: Rối loạn nhận thức nhẹ
Giai đoạn này mô tả người bệnh có các thay đổi về nhận thức như giọng nói hay một loạt những bằng chứng về sự suy giảm nhận thức, gặp các vấn đề trong hoạt động thông thường trong đời sống hàng ngày. Tiêu biểu ở đây là người bệnh biểu hiện kém trong các hoạt động hỗ trợ tự lập hàng ngày (IADL). Rối loạn nhận thức nhẹ có thể sớm hoặc muộn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
2.3. Giai đoạn 3: Mất trí nhớ
Bệnh nhân suy giảm trí nhớ nghiêm trọng và mất khả năng ghi nhớ. Giai đoạn này được phân biệt với giai đoạn rối loạn nhận thức nhẹ ở chỗ các triệu chứng nghiêm trọng đủ để ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như không thể tự tắm rửa, mặc quần áo, … và cần phải sự hỗ trợ từ người khác.
3. Thuốc Tanakan chữa bệnh rối loạn nhận thức hiệu quả
3.1. Nguồn gốc
Thuốc bổ não Tanakan chứa hoạt chất Ginkgo biloba được tiêu chuẩn hóa EGb 761 được sản xuất bởi Beufour Ipsen Industrie – Pháp.
Tanakan chữa bệnh rối loạn nhận thức hiệu quả
3.2. Công dụng
Thuốc bổ não Tanakan được chỉ định để điều trị các triệu chứng của rối loạn nhận thức ở người lớn tuổi mà chắc chắn không bị sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, rối loạn nhận thức do điều trị bệnh khác hoặc thứ phát sau trầm cảm hoặc bệnh rối loạn chuyển hóa.
3.3. Liều dùng
Liều dùng: Dùng đường uống với liều dùng 3 viên/ngày, chia ra trong ngày và uống có thể được uống trong các bữa ăn.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Tanakan
3.4. Sự khác biệt của Tanakan so với các loại thuốc khác
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chứa hoạt chất Ginkgo Biloba, tuy nhiên rất nhiều sản phẩm không phải là thuốc, không được định lượng và chuẩn hóa chính xác thành phần. Cao chiết từ Ginkgo biloba thông thường có thể chứa Acid ginkgolic. Acid này ở nồng độ cao sẽ gây nhiều độc tính.
Tanakan với thành phần chiết xuất Ginkgo Biloba từ lá cây bạch quả được chuẩn hóa EGb 761, đạt tiêu chuẩn của WHO với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, được ứng dụng nhiều trên lâm sàng cũng như được nghiên cứu về độc tính, đặc tính dược lực học và hiệu quả trong điều trị suy giảm nhận thức. Hàm lượng acid ginkgolic thấp hơn 5ppm an toàn, không gây độc tính. Mặt khác, EGB 761 là thành phần đã được chứng minh có tác dụng đa cơ chế, có hiệu quả trong việc cải thiện tập trung chú ý, có khuynh hướng cải thiện trí nhớ và tác động có lợi đối với suy giảm nhận thức trong dài hạn. Bên cạnh đó, Tanakan có khả năng dung nạp tốt, không làm tăng nguy cơ xuất huyết và không tương tác với các thuốc chống đông hay thuốc ức chế kết tập tiểu cầu. Do vậy mà thuốc Tanakan chữa bệnh rối loạn nhận thức khá hiệu quả.
Các tác dụng của EGb 761 đã được chứng minh trên thực nghiệm giúp cải thiện trí nhớ
3.5 Lợi ích và sự cần thiết phải tuân thủ liều điều trị và khuyến cáo cho người dùng
Tanakan đã được tiến hành nghiên cứu trên lâm sàng và chứng minh được tính an toàn và hiệu quả. Do đó, việc tuân thủ điều trị và khuyến cáo khi sử dụng thuốc là cần thiết để đem lại hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh.
Bộ não là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của con người. Do đó, việc chăm sóc cho bộ não khỏe mạnh là vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Hy vọng bài viết dưới đây đã giải đáp được thắc mắc về các giai đoạn của bệnh rối loạn nhận thức, Tanakan chữa bệnh rối loạn nhận thức hiệu quả như thế nào? và vì sao thuốc Tanakan được rất nhiều người tin tưởng sử dụng để cải thiện não bộ.
DS Đỗ Thị Hồng Huệ
Xem thêm: Sa sút trí tuệ ở người trẻ – Căn bệnh không thể chủ quan