Giải pháp kiểm soát đường huyết trên người tiền đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Lượng glucose (đường) bình thường trong máu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 – 100 mg/dl. Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán khi lượng glucose trong máu khi đói cao hơn 126 mg/dL. Khi lượng glucose trong máu khi đói từ 100 – 125 mg/dL thì bạn bị tiền đái tháo đường, có nghĩa lượng glucose trong máu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Tiền đái tháo đường được xem như là rối loạn glucose máu khi đói, hay rối loạn dung nạp glucose.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền đái tháo đường:

  • Nồng độ glucose huyết tương khi đói (IFG): 5,6 – 6,9 mmol/L (100-125mg/dL),
  • Nồng độ glucose huyết tương 2h (IGT) sau uống 75g glucose là 7,8 – 11,0 mmol/L (140-199mg/dL).
  • HbA1c từ 5,7% đến 6,4%

Người được chẩn đoán tiền đái tháo đường cần được xét nghiệm lại hàng năm để theo dõi. Theo các nghiên cứu ở các quốc gia, có sự giảm đang kể tình trạng tiến triển đái thào đường nếu kiểm soát tốt về vấn đề thay đổi lối sống, cân nặng. mặt khác, can thiệp kiểm soát các yêu tố nguy cơ trên nhóm tiền đái tháo đường chứng minh được giảm tỷ lệ tử vong của nhóm so với nhóm không được can thiệp. Các nghiên cứu đồng thời chỉ ra được hiểu quả tích cực của việc điều trị metformin, exenatide đối với sự tiến triển của tiền đái tháo đường thành đái tháo đường thực sự.

Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh được vai trò hiệu quả của cải thiện lối sống đối với đối tượng tiền đái tháo đường và hiệu quả làm chậm diễn biến mắc bệnh đái tháo đường của một số thuốc.

Dưới đây là toàn bộ bài tổng hợp về giải pháp kiểm soát đường huyết trên người tiền đái tháo đường theo các nghiên cứu:

Ts Lâm Văn Hoàng

Nguồn: Nội khoa Việt Nam

 

Chuyên Khoa

Thuốc và biệt dược