Thuốc điều trị parkinson và những lưu ý cần thiết

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh phổ biến thứ hai, ảnh hưởng đến khoảng 10 triệu người trên toàn thế giới. Các loại thuốc hiện nay có thể điều trị triệu chứng tốt, nhưng chưa có loại thuốc nào được chứng minh là giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó các loại thuốc này khi dùng lâu dài cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn vì thế người bệnh cần lưu ý khi điều trị.

1. Dùng thuốc điều trị Parkinson trong những trường hợp nào?

Các bác sĩ thường khuyến cáo dùng thuốc điều trị ngay khi bệnh Parkinson có các triệu chứng gây trở ngại cho cuộc sống sinh hoạt của người mắc.

Dùng thuốc điều trị Parkinson là lựa chọn đầu tiên trong phác đồ điều trị. Hiện có nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị Parkinson vì thế người bệnh có nhiều sự lựa chọn phù hợp với tình trạng bệnh lý và sức khỏe. Thường chỉ khi điều trị nội khoa bằng thuốc thất bại các bác sĩ mới xem xét đến các can thiệp phẫu thuật.

Khi nào cần dùng thuốc điều trị parkinson
Khi nào cần dùng thuốc điều trị parkinson

2. Những loại thuốc điều trị Parkinson

Hiện không có cách chữa khỏi bệnh Parkinson, nhưng một số loại thuốc mang lại lợi ích trong việc kiểm soát các triệu chứng vận động. Mặc dù vậy các thuốc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ, đặc biệt là khi bệnh tiến triển. Chính vì thế , người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

2.1 Liệu pháp thay thế dopamine bằng Levodopa

Phương pháp điều trị Parkinson chính hiện nay là sử dụng Levodopa

  • Tác dụng chính của thuốc: Điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson bao gồm run tay chân, cứng đờ và chậm vận động.
  • Cơ chế tác động: Levodopa được tạo ra để thay thế dopamine. Bản chất dopamine không thể vượt qua hàng rào máu não và không thể được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson. Ngược lại, Levodopa – tiền chất dopamine có thể đi qua hàng rào máu não và có thể được sử dụng như một liệu pháp đầu tay trong điều trị Parkinson.
  • Liều dùng: Thông thường, bệnh nhân được bắt đầu sử dụng Levodopa liều thấp, với liều lượng được điều chỉnh dựa trên đáp ứng của bệnh nhân với điều trị, cân bằng với các tác dụng phụ đã trải qua. Hầu hết bệnh nhân được dùng liều trong khoảng 150–1000mg mỗi ngày, chia thành nhiều lần.
  • Ưu điểm: Tác dụng nhanh chóng trong việc cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson, và có thể kéo dài trong vài giờ, đặc biệt trong giai đoạn đầu của bệnh.
  • Nhược điểm: Khi bệnh trở nên nặng hơn, tác dụng của thuốc thường mất đi sau thời gian ngắn hơn và tần suất dùng thuốc tăng lên. Tăng liều cũng đồng nghĩa với tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Một số tác dụng phụ không mong muốn như ảo giác, lú lẫn, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim…

Hiện nay không còn dùng Levodopa đơn độc vì kém hiệu quả và nhiều tác dụng phụ. Chủ yếu dùng Levodopa kết hợp với các chất ức chế dopa-decarboxylase như SINEMET (carbidopa/Levodopa), MADOPAR (benserazide/Levodopa). Để khắc phục các tác dụng phụ của thuốc, người ta ưu tiên dùng loại phóng thích chậm, thời gian tác dụng kéo dài như SINEMET CR, MADOPAR HBS.

2.2. Thuốc đồng vận (chủ vận) dopamine – DAAs

Được dùng trong phác đồ điều trị Parkinson khoảng 60 năm trở lại đây. Chúng được dùng cho các bệnh nhân không dung nạp – hoặc tác dụng phụ của Levodopa.

Ưu điểm của nhóm thuốc này:

  • Đáp ứng tốt nếu điều trị ở giai đoạn sớm của bệnh
  • Không phụ thuộc vào tình trạng chức năng của nơron chất đen – tân vân
  • Thời gian tác dụng dài hơn nhiều so với Levodopa

Tuy nhiên khi bệnh tiến triển, cần phải kích thích dopamin mạnh hơn và khi liều lượng DAAs tăng lên bị hạn chế bởi các tác dụng phụ, việc bổ sung Levodopa trở nên cần thiết.

Tác dụng phụ không mong muốn thường gặp: buồn nôn, nôn, chóng mặt và hạ huyết áp tư thế đứng. Ở liều cao hơn, DAAs có thể gây ra lú lẫn, ảo giác và rối loạn tâm thần, mặc dù chúng thường xuất hiện trong giai đoạn nặng của bệnh.

2.3. Thuốc ức chế Catechol- O -methyltransferase (COMT)

Catechol-O-methyltransferase là một loại enzyme phổ biến có tác dụng phá vỡ Levodopa trước khi nó có thể được chuyển đổi thành dopamin, đồng thời nó cũng phá vỡ dopamin.

Tác dụng chính của thuốc: Giúp kéo dài tác dụng sẵn có của một liều Levodopa, mà không làm trì hoãn việc hiệu quả của nó. Loại thuốc này hỗ trợ giảm liều Levodopa cần thiết. Hiện tại, chỉ định của các thuốc ức chế COMT là một liệu pháp bổ trợ cho Levodopa ở những bệnh nhân Parkinson tiến triển hoặc giai đoạn đầu của bệnh Parkinson.

Hai chất ức chế COMT đã được thử nghiệm rộng rãi cho đến nay: tolcapone và entacapone. Cả hai loại thuốc đều được chứng minh là cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Các tác dụng phụ của thuốc: Tương tự như Levodopa bao gồm ảo giác, lú lẫn, hạ huyết áp tư thế, rối loạn nhịp tim…

Thuốc điều trị parkinson thường dùng để chữa các triệu chứng
Thuốc điều trị parkinson thường dùng để chữa các triệu chứng

2.4. Thuốc kháng cholinergic

Các loại thuốc đã được thảo luận cho đến nay đều nhằm mục đích tăng hoạt động dopaminergic trong thể vân. Có một số ít thuốc được sử dụng trong điều trị Parkinson hoạt động thông qua cơ chế không dopaminergic. Một trong những nhóm thuốc như vậy là thuốc kháng cholinergic.

  • Cơ chế hoạt động: Những chất kháng cholinergic làm giảm hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, bằng cách hoạt động như chất đối kháng tại các thụ thể cholinergic. Mặc dù vai trò của chúng còn hạn chế và hiện nay chúng không được kê đơn thường xuyên, nhưng chúng có thể mang lại một số lợi ích trong việc cải thiện độ cứng và run ở người bệnh Parkinson.
  • Chỉ định: Vai trò chính của những loại thuốc này là được chỉ định cho những bệnh nhân trẻ tuổi ở giai đoạn đầu của bệnh để giảm các triệu chứng vận động nhẹ – đặc biệt là run và cứng cơ. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc kháng cholinergic, chúng thường được dùng kết hợp với Levodopa và các loại thuốc khác đã nói ở trên.
  • Các tác dụng phụ không mong muốn: Thường gặp bao gồm mờ mắt, khô miệng, táo bón, buồn ngủ, đi tiểu khó, bí tiểu, lú lẫn, suy giảm nhận thức, ảo giác, chóng mặt, khó nuốt, rối loạn vận động và các vấn đề về trí nhớ. Thuốc thường không dùng cho những bệnh nhân lớn tuổi hoặc có vấn đề về nhận thức.

2.5. Thuốc ức chế monoamine Oxidase B (MAO-B)

Các loại thuốc điều trị Parkinson hoạt động bằng cách ức chế các enzym liên quan đến quá trình chuyển hóa dopamine, giúp duy trì mức độ dopamine nội sinh. Một trong những thuốc có tác dụng tương tự là các thuốc ức chế MAO-B.

Cơ chế hoạt động: MAO-B là một trong những enzym chính liên quan đến sự phân hủy dopamine, và làm giảm hoạt động của enzym này, do đó dẫn đến tăng hoạt động dopaminergic trong thể vân, qua trung gian của dopamine nội sinh.

Việc sử dụng chúng làm giảm các triệu chứng vận động ở bệnh nhân Parkinson, và cũng như với các chất chủ vận dopamine, chúng có thể được sử dụng như một lựa chọn điều trị ban đầu, để trì hoãn nhu cầu điều trị Levodopa, giảm nguy cơ biến chứng vận động do Levodopa gây ra.

Thuốc ức chế MAO-B cũng có thể được sử dụng kết hợp với Levodopa, để cho phép giảm liều Levodopa.

Các tác dụng phụ không mong muốn: Bao gồm đau nhức khớp, trầm cảm, mệt mỏi, khô miệng, mất ngủ, chóng mặt, lú lẫn, ác mộng, ảo giác, các triệu chứng giống cúm, khó tiêu và đau đầu.

2.6. Amantadine

Ban đầu, amantadine (Symmetrel) được phát triển như một loại thuốc kháng vi-rút để điều trị bệnh cúm, nhưng sau đó nó đã được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson. Nó có thể được sử dụng để điều trị cứng khớp, run khi nghỉ ngơi và đôi khi mệt mỏi, đồng thời có thể cải thiện các triệu chứng trong thời gian ngắn. Nó cũng có thể cho phép sử dụng liều Levodopa thấp hơn, làm giảm nguy cơ rối loạn vận động. Tuy nhiên, đặc tính hữu ích nhất của nó là được sử dụng để hạn chế mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn vận động do Levodopa gây ra.

Các tác dụng phụ không mong muốn: Mặc dù thường được dung nạp tốt nhưng các tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra liên quan đến việc sử dụng amantadine bao gồm ảo giác, lú lẫn và suy giảm khả năng tập trung, phù chân, mờ mắt, buồn nôn và nôn, chán ăn, mất ngủ và ác mộng, đổ mồ hôi, kích động và đau đầu.

Xem thêm

Cách luyện tay không run bằng những mẹo đơn giản

3. Cách dùng thuốc điều trị Parkinson an toàn và hiệu quả

Có một thực tế mà người bệnh Parkinson cần hiểu rõ chính là việc điều trị Parkinson là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc, sự hợp tác và thông tin thường xuyên từ người bệnh. Các thuốc điều trị Parkinson đều có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, được dùng trong thời gian kéo dài vì vậy cần có sự chọn lựa loại thuốc, liều dùng phù hợp và thận trọng, không giống nhau giữa các bệnh nhân. Chính vì vậy người bệnh:

  • Không tự ý đổi thuốc, đổi liều dùng, bỏ thuốc giữa chừng, không quên dùng thuốc.
  • Nên uống thuốc vào cùng một khung giờ giống nhau giữa các ngày. Nên đặt chuông báo nhắc nhở thời gian uống thuốc để tránh phát sinh các cơn co cứng đột ngột do thuốc hết tác dụng.
  • Tăng liều dùng thuốc đồng nghĩa với việc gia tăng các tác dụng phụ vì thế khi thấy các triệu chứng bệnh không cải thiện, bạn không nên tự ý tăng liều thuốc mà hãy thông tin lại với bác sĩ để được tư vấn thay đổi thuốc điều trị phù hợp.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trong các tình huống quên uống thuốc hoặc gặp các vấn đề về tác dụng phụ của thuốc.
  • Tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, tái khám đúng hẹn hoặc ngay khi có bất thường.

Điều trị bệnh Parkinson là một quá trình lâu dài, bạn cần dùng thuốc điều trị từ khi bắt đầu được chẩn đoán bệnh đến cuối đời. Chính vì thế việc nắm được các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc và thông tin lại với bác sĩ điều trị của bạn sẽ giúp bác sĩ có thể lựa chọn những loại thuốc phù hợp, liều lượng vừa đủ mà không gây thêm cho bạn những phiền toái khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

BS. Uông Mai

TPCN Vương Lão Kiện – Hỗ trợ giảm run tay chân, co cứng cơ do Parkinson

Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng kết hợp cùng 9 hoạt chất quý, TPCN Vương Lão Kiện hỗ trợ cải thiện triệu chứng run tay chân và phục hồi vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm Vương Lão Kiện được người bệnh tin dùng từ năm 2013 cho tới nay nhờ 3 ưu điểm vượt trội:

  • Thứ nhất: Giúp giảm run tay chân do nhiều nguyên nhân, bao gồm run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, Parkinson, di chứng tai biến, sau chấn thương não…
  • Thứ hai: Hiệu quả được công nhận bởi chuyên gia thần kinh và hàng ngàn người bệnh trên cả nước.
  • Thứ ba: Nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn trong quá trình sử dụng, dùng càng lâu càng giúp làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn run tay chân tái phát.

Để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Vương Lão Kiện – Hỗ trợ giảm run tay chân, giúp người bệnh tự tin và làm chủ cuộc sống hoặc gọi tới hotline 0904.904.660 để được hỗ trợ.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

Tìm kiếm bác sĩ tư vấn trực tiếp

Để lại bình luận hoặc câu hỏi của bạn

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận